Trụ sở chính quyền Chechnya suýt bị đánh bom
17:04' 22/07/2003 (GMT+7)
Quân đội Nga tại Chechnya.

Ngày 20/7, các nhân viên an ninh của Nga phát hiện một chiếc xe hơi mang chất nổ gần trụ sở của chính quyền Chechnya. Phát hiện này đã chứng tỏ bạo lực và bất ổn vẫn tiếp tục "hoành hành" tại nước này mặc dù có sự hiện diện của số lượng lớn quân đội Liên bang Nga ở đây.

Đây là một phát hiện mới sau gần hai tuần kể từ khi trụ sở chính quyền Chechnya được mở lại sau một vụ đánh bom bằng xe hơi. Phát ngôn viên quân đội Nga ở Checchnya nói với báo giới Nga rằng nhân viên của Cơ quan an ninh Liên bang tìm thấy chiếc xe chở bom chừng 68m phía bên ngoài trụ sở. Trụ sở này đã bị phá huỷ nặng nề hồi tháng 12 do một vụ tấn công cảm tử bằng xe chở bom, làm 72 người chết.

Cũng tại Chechnya, trước đó, 6 lính Liên bang và 6 phiến quân Chechnya đã thiệt mạng trong một cuộc đọ súng ở vùng núi Dyshne-Vedeno. Phát ngôn viên quân đội Nga cho biết cuộc đọ súng này nổ ra khi quân phiến loạn tấn công vào một sỹ quan quân đội.

Điều này chứng tỏ tình hình bạo lực ở Chechnya vẫn tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, Salambek Maigov, đặc sứ của thủ lĩnh quân phiến loạn Chechnya nói rằng ông đã thảo luận về triển vọng hoà bình ở Chechnya với các quan chức Mỹ trong chuyến đi của ông tới Washington 5 ngày vào tuần trước.

Năm nay, thủ lĩnh quân phiến loạn Chechnya Maskhadov đã cử ông Maigov đảm nhiệm việc thúc đẩy đàm phán với các quan chức Nga. Tuy nhiên, Kremlin đã từ chối tiếp xúc với đại diện quân phiến loạn và cho rằng chúng là những kẻ khủng bố.

Kremlin đã kêu gọi bầu cử tổng thống Chechnya vào ngày 5/10, trong đó Maskhadov không được liệt vào danh sách bầu cử. Điện Kremlin hy vọng rằng cuộc bầu cử sẽ là một giải pháp chính trị để chấm dứt các cuộc tấn công diễn ra hằng ngày nhằm vào quân lính Nga.

Quân đội Nga rút ra khỏi Chechnya vào năm 1996 sau một cuộc bạo động làm tạm ngừng chiến tranh sau 20 tháng. Sau khi quân Nga rút quân, Chechnya trở thành nước cộng hoà tự trị. Nhưng đến năm 1999, Nga lại buộc phải triển khai quân sang Chechnya khi quân phiến loạn ngày càng gây bất ổn ở nước này.

(Trần Hiền - Theo AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bush kêu gọi các nước giúp Mỹ ổn định Iraq (22/07/2003)
Thái Lan không đồng ý khai trừ Myanmar khỏi ASEAN (22/07/2003)
Sứ quán Pakistan tại Kabul mở cửa lại (22/07/2003)
Kashmir: Hai vụ nổ lựu đạn trong một ngày (22/07/2003)
Công đoàn Pháp công kích kế hoạch tư nhân hoá (22/07/2003)
EU xem xét lại mối quan hệ với Iran (22/07/2003)
"EU nên đóng vai trò chủ chốt trong lộ trình Trung Đông" (22/07/2003)
Bangladesh: Bắt giữ 2.057 người trong vòng 24 giờ (22/07/2003)
Ông Lee Jong-wook nhậm chức Tổng giám đốc WHO (22/07/2003)
PeopleSoft dàn xếp vụ mua lại JD Edwards (22/07/2003)
Mỹ sẽ phái Giám đốc CIA tới Trung Đông (22/07/2003)
90 người chết trong cuộc oanh tạc tại Liberia (22/07/2003)
Tù nhân được tự do kể về cuộc sống ở trại Guantanamo (22/07/2003)
Seoul bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng xây dựng nhà máy hạt nhân mới (22/07/2003)
''Saddam chưa từng mua uranium'' (22/07/2003)
Tro ve dau trang