Người phát ngôn Nhà Trắng McCellan:
''Mỹ không hứa điều gì bằng văn bản với CHDCND Triều Tiên''
09:54' 23/07/2003 (GMT+7)
Mỹ lo ngại về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Chỉ vài giờ sau khi có tin chính quyền Tổng thống Mỹ Bush sẽ đưa ra cam kết không tấn công phủ đầu bằng văn bản đối với CHDCND Triều Tiên để đổi lại việc nước này chấm dứt chương trình hạt nhân, phát ngôn viên Nhà Trắng McCellan đã lên tiếng phủ nhận. ''Thông tin không chính xác. Điều đó không bao giờ xảy ra''. 

Phát biểu trước báo giới, quan chức Washington tuyên bố: ''Lập trường của chúng tôi vẫn như cũ. Mỹ và nhiều nước vẫn đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề hạt nhân của CHDCND''. Hơn nữa, lập trường về vấn đề này của Mỹ là ''hội đàm đa phương mới có thể giải quyết bất đồng''. Tiếp đó, ông Cellan cũng nói thêm: ''Mọi khả năng vẫn được tính tới'' - một thông điệp được hiểu rằng Washington không loại trừ hành động quân sự.

Trước đó, khi được hỏi về việc hồi đầu năm nay Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage có nói Mỹ sẵn sàng đảm bảo bằng văn bản với CHDCND Triều Tiên sẽ không có cuộc tấn công phủ đầu, một phát ngôn viên khác của Mỹ là Richard Boucher cho biết: ''Lập trường đó vẫn tồn tại''. Và rằng: ''Vấn đề không phải là Mỹ có đưa ra một tờ cam kết nào hay không mà điều chính yếu là CHDCND Triều Tiên phải ngừng việc phát triển vũ khí hạt nhân''.

Hiện nay, bất đồng quanh chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vẫn chưa có hướng giải quyết. Căng thẳng vẫn gia tăng đặc biệt sau khi Mỹ cho biết phát hiện được Bình Nhưỡng đang bí mật tiến hành xây dựng nhà máy tái chế hạt nhân thứ 2 nhằm phục vụ cho sản xuất vũ khí.

(Hoài Linh - Theo AP, Tân Hoa xã)  

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Động đất mạnh làm chết ít nhất 15 người tại Trung Quốc (23/07/2003)
Hai con trai của Saddam đã chết? (23/07/2003)
Ảrập Xêút bắt giữ 16 nghi phạm Al-Qaeda (23/07/2003)
Indonesia tiếp tục xét xử nghi phạm đánh bom Bali (23/07/2003)
Bộ Quốc phòng Mỹ lập văn phòng hỗ trợ Iraq (23/07/2003)
Trụ sở chính quyền Chechnya suýt bị đánh bom (22/07/2003)
Bush kêu gọi các nước giúp Mỹ ổn định Iraq (22/07/2003)
Thái Lan không đồng ý khai trừ Myanmar khỏi ASEAN (22/07/2003)
Sứ quán Pakistan tại Kabul mở cửa lại (22/07/2003)
Kashmir: Hai vụ nổ lựu đạn trong một ngày (22/07/2003)
Công đoàn Pháp công kích kế hoạch tư nhân hoá (22/07/2003)
EU xem xét lại mối quan hệ với Iran (22/07/2003)
"EU nên đóng vai trò chủ chốt trong lộ trình Trung Đông" (22/07/2003)
Bangladesh: Bắt giữ 2.057 người trong vòng 24 giờ (22/07/2003)
Ông Lee Jong-wook nhậm chức Tổng giám đốc WHO (22/07/2003)
Tro ve dau trang