Các ngoại trưởng Á-Âu kêu gọi Myanmar thả Suu Kyi
17:17' 25/07/2003 (GMT+7)
Aung San Suu Kyi vẫn chưa được tự do.

Ngoại trưởng các nước châu Á và châu Âu lại một lần nữa kêu gọi Chính phủ quân sự Myanmar trả tự do cho nhà lãnh đạo Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi trong hội nghị Á-Âu (ASEM) tổ chức tại Bali, Indonesia.

Trong một tuyên bố đưa ra hai ngày sau các cuộc hội đàm chủ yếu xoay quanh tình hình Myanmar, các ngoại trưởng cũng yêu cầu Chính phủ nước này tiếp tục các động thái hướng tới sự hoà giải dân tộc. Tuyên bố được đưa ra muộn hơn dự kiến sau khi đã có những bất đồng trong vấn đề dùng từ.

Trong khi các nước châu Âu muốn tăng cường áp lực đối với chính quyền quân sự Myanmar, các nước châu Á lại tỏ thái độ mềm mỏng hơn, tập trung vào những cuộc thương lượng trong tương lai.

Myanmar hiện đang phải đối mặt với sự chỉ trích của quốc tế vì đã từ chối thả bà Aung San Suu Kyi. Cả Mỹ và Liên minh châu Âu đã tuyên bố áp dụng lệnh trừng phạt đối với nước này.

Tháng trước, ASEAN đã đưa ra một tuyên bố khá mới mẻ trong đó đề cập tới truyền thống không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên trong tổ chức.

Tuy nhiên các nước Đông Á lại muốn một hành động quả quyết hơn. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tuyên bố ASEAN sẽ trục xuất Myanamar ra khỏi tổ chức này nếu vẫn tiếp tục không thả bà Aung San Suu Kyi.

Các nước khác như Thái Lan lại ủng hộ một động thái ôn hoà hơn, nhấn mạnh vào sự can dự nhiều hơn là sự cô lập. Ngoại trưởng Thái Lan Surakiart Sathirathai cho biết nước này đã vạch ra một "lộ trình" cho việc thiết lập nền dân chủ tại Myanmar. Ông cũng ngỏ ý rằng Thái Lan sẽ tham gia vào quá trình này. Hiện, ông Sathirathai đang tìm kiếm sự ủng hộ từ phía các nước châu Á và châu Âu tham dự hội nghị ASEM tại Bali.

(Huyền Trang - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''Tăng cường thêm quân tới Iraq sẽ chỉ kéo dài xung đột'' (25/07/2003)
Iran đang giữ các thành viên cấp cao của Al Qaeda (25/07/2003)
CHDCND Triều Tiên sẽ ăn miếng trả miếng với Mỹ? (25/07/2003)
Canada triệu hồi đại sứ do bất đồng với Iran (25/07/2003)
Mỹ công bố ảnh thi thể con trai Saddam Hussein (25/07/2003)
Lực lượng gìn giữ hoà bình triển khai tại Solomon (24/07/2003)
Mỹ: Cử tri Đảng Dân chủ gửi gắm hy vọng vào ông Lieberman (24/07/2003)
CHDCND Triều Tiên phản đối Mỹ mượn danh LHQ (24/07/2003)
Thêm 3 lính Mỹ bị giết ở Iraq (24/07/2003)
Những người "ủng hộ" Saddam thề sẽ "đốt cháy" nước Mỹ (24/07/2003)
Mỹ công bố báo cáo điều tra về sự kiện 11/9 (24/07/2003)
Quân đội Afghanistan mở trận chiến đầu tiên (24/07/2003)
Hai đảng đối lập lớn nhất tại Nhật sáp nhập (24/07/2003)
Campuchia hoàn tất quá trình đàm phán gia nhập WTO (24/07/2003)
Mỹ sẽ sớm công bố ảnh của hai con trai Saddam (24/07/2003)
Tro ve dau trang