Biểu tình bên ngoài hội nghị Montreal
12:14' 29/07/2003 (GMT+7)
Cảnh sát hy vọng sẽ tránh được cuộc bạo động giống hồi năm 1999.

Hàng trăm người biểu tình phản đối đói nghèo đã tụ tập bên ngoài khu vực diễn ra cuộc họp giữa các Bộ trưởng thương mại 25 nước tại Montreal, Canada. Bộ trưởng Thương mại Canada đã triệu tập cuộc gặp này trong một nỗ lực nhằm hàn gắn những rạn nứt về vấn đề cải cách thương mại trước thềm hội nghị của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Cancun, Mexico vào tháng 9 tới.

Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ ít nhất 100 người biểu tình sau khi những người này đập phá các cửa hiệu. Một số người đã tấn công vào các cơ sở của hãng quần áo Gap và hãng sản xuất đồ ăn nhanh Burger King. Đây là hai tập đoàn quốc tế bị buộc tội bóc lột nhân công tại các nước nghèo và đẩy các nhà sản xuất địa phương vào con đường phá sản thông qua những hành động thương mại bất bình đẳng.

Hội nghị tại Cancun sẽ tập hợp bộ trưởng thương mại của 146 nước thảo luận về tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, các nước vẫn chưa nhất trí về các chủ đề chính sẽ bàn bạc tại hội nghị. Hiện có hai vấn đề gay cấn nhất đang nổi lên đó là vấn đề trợ giá nông sản và việc các nước nghèo tiếp cận với dược phẩm giá rẻ.

Cho tới nay, hầu như chưa đạt được tiến triển gì trong vấn đề cải cách chính sách trợ giá nông sản vì cả Mỹ, EU và các nước đang phát triển đều có những lý do khác nhau để phản đối các đề án đưa ra. Chủ tịch Uỷ ban Nông nghiệp WTO Stuart Harbison đã đề xuất hạ mức trợ giá nông nghiệp xuống 60% trong vòng 5 năm. Các nhà thương thuyết Mỹ cho rằng đề xuất này sẽ làm hài lòng EU. Tuy nhiên, các nước EU lại cho rằng mức cắt giảm này là quá lớn. Trong khi đó, theo các nước đang phát triển, kế hoạch Harbison không đủ "mạnh" để buộc các nước công nghiệp phát triển chấm dứt việc bán phá giá nông sản.

Thời hạn ban đầu đưa ra cho một thoả thuận về các vấn đề thương mại nông nghiệp vào tháng 3/2003 đã trôi qua mà không thu được kết quả nào. Thời hạn về một thoả thuận cho phép các nước nghèo nhập khẩu mẫu thuốc giá rẻ đặc biệt là các mẫu thuốc trị HIV/AIDS cuối năm 2002 cũng đã trôi qua trong tình trạng tương tự.

Hôm qua (28/7), Tổng Giám đốc WTO Supachai Panitchpakdi đã kêu gọi các bộ trưởng thương mại tỏ thái độ "mềm dẻo" hơn. "Chúng ta cần các nước thành viên sẵn sàng đàm phán để đạt được thoả hiệp". Cùng ngày, Cao uỷ Thương mại Liên minh châu Âu Pascal Lamy đã có cuộc gặp với Đại diện thương mại Mỹ Robert Zoellick tại Montreal. Cuộc gặp này theo sau các cuộc hội đàm giữa ông Zoellick, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Ann Veneman và Cao uỷ Nông nghiệp EU Franz Fischler hôm chủ nhật (27/7).

Hội nghị Cancun cũng sẽ xem xét tiến trình thương mại toàn cầu kể từ cuộc gặp cấp bộ trưởng WTO năm 2001 tại quốc gia vùng Vịnh Doha. WTO đã tự đặt ra mục tiêu cho tới cuối năm 2004 phải kết thúc các cuộc đàm phán đã đề cập tới tại hội nghị Doha. 

Cảnh sát tại Montreal đã được tăng cường trước khi hội nghị diễn ra vì đây là khoá họp liên quan tới WTO đầu tiên tại khu vực Bắc Mỹ kể từ sau những cuộc bạo động tại hội nghị Seattle năm 1999.

(Huyền Trang - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đảng CPP dẫn đầu theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ (29/07/2003)
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đang bị "tấn công" (29/07/2003)
Số tù nhân của Mỹ vượt quá 2 triệu (29/07/2003)
Trợ lý cựu tổng thống Philippines bị bắt giữ (28/07/2003)
Mỹ ráo riết tăng cường săn lùng Saddam (28/07/2003)
Israel sẽ phóng thích 540 tù nhân Palestine (28/07/2003)
Cuộc khủng hoảng Manila kết thúc trong hoà bình (28/07/2003)
Campuchia: Bầu cử Quốc hội khóa III khởi đầu tốt đẹp (28/07/2003)
Mỹ tuyên bố đội cận vệ của S. Hussein bị đã bắt (26/07/2003)
Mianma vừa ngăn chặn một "âm mưu đánh bom đảo chính" (26/07/2003)
''Tàu chiến Mỹ dang trên đường tới Liberia'' (26/07/2003)
Quân nổi dậy Solomon giao nộp vũ khí (26/07/2003)
CIA kết luận cuốn băng Saddam kêu gọi thánh chiến là thật (26/07/2003)
Lời sấm truyền về ngày tận thế? (26/07/2003)
Quốc hội Mỹ: "Thảm hoạ 11/9 lẽ ra đã được ngăn chặn" (26/07/2003)
Tro ve dau trang