Người Iraq tị nạn thấp thỏm trở về nhà
21:04' 30/07/2003 (GMT+7)

Hôm nay (30/7), đoàn người Iraq tị nạn có tổ chức đầu tiên kể từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ đã lên đường rời Ảrập Xêút trở về thành phố Basra, miền nam Iraq. Đoàn người trở về trong sự lo lắng vì những bất ổn ở quê nhà.

Nhiều người Iraq phải đã phải sơ tán khi chiến tranh bùng nổ.

10 chiếc xe buýt và xe tải chở hơn 240 người rời trại tị nạn Rafha trên sa mạc Ảrập Xêút tối hôm qua hướng về phía thành phố đánh dấu sáng kiến giúp đỡ hàng trăm người Iraq hồi hương của LHQ. Đa số trở về sau hơn 5 tháng xa nhà trong tinh thần tự nguyện song không ít người trở về một cách miễn cưỡng vì lo lắng về tình hình bất ổn hiện nay ở quê hương.

Bước đi tượng trưng

Đoàn xe trên mới chỉ khởi đầu cho nhiều đoàn xe sau này. Dự tính, cứ 10 ngày lại có một chuyến xe chở người tị nạn hồi hương xuất phát từ Ảrập Xêút. Các chuyến hồi hương từ Iran sẽ bắt đầu vào đầu tháng 8.

Đây là bước đi đầu tiên mang tính tượng trưng cho một quá trình lâu dài và thận trọng.

Trại tị nạn Rafha, nằm cách biên giới Iraq - Ảrập Xêút khoảng 10km, được thành lập năm 1991 dành cho những người sơ tán khỏi miền nam Iraq sau khi cuộc nổi dậy của người Shia bị chế độ cũ ở Iraq đàn áp thô bạo. Trại này có lúc đã chứa tới 33.000 người tị nạn, song nay, con số này chỉ còn khoảng 5.000.

Các quan chức Cao ủy về người tị nạn LHQ (UNHCR) cho biết, 4 triệu người Iraq hiện đang sống ngoài lãnh thổ nước này; 1 triệu người trong số đó là người tị nạn hoặc xin tị nạn tại các quốc gia láng giềng.

Trong một báo cáo trên trang web của LHQ, ông Dennis McNamara, đặc phái viên của UNHCR tại Iraq cho biết: "Trong những tháng tới, một số lượng nhỏ người Iraq sẽ hồi hương, người ta cần chấm dứt những năm tháng sống trong cảnh lưu vong. Song chúng tôi cho rằng, những cuộc hồi hương quy mô lớn chưa thể bắt đầu vào năm 2004, khi tình hình tại Iraq chưa thể ổn định".

Quá bất ổn để trở về

An ninh ở Baghdad quá tồi cho người tị nạn quay về.

Một số người tị nạn tỏ ra rất háo hức được trở về nhà lần đầu kể từ khi Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ. Nhưng sau khi nghe thông tin về tình hình mất an ninh hiện nay tại một số khu vực trong nước, đặc biệt là Baghdad, lại tỏ ra chán nản.

Cao ủy viên về người tị nạn LHQ Ruud Lubbers đã tới xem xét tình hình tại Iraq và các nước lân cận tuần trước. Ông này sau đó cho phóng viên BBC biết, ông đã gần như loại bỏ ý định đưa người tị nạn trở về Baghdad sau khi chứng kiến tình hình bất ổn ở đây. Tại các khu vực khác, nhân viên UNHCR sẽ tiến hành đánh giá nơi nào là an toàn và đủ điều kiện cho người tị nạn quay về.

Ông Lubbers một lần nữa kêu gọi các nước châu Âu không dùng vũ lực ép buộc người Iraq trở về nước trong lúc này. Song ông cũng cho hay, ông sẽ sớm bật đèn xanh cho phép chính phủ các nước châu Âu bắt đầu đăng ký với UNHCR những người Iraq xin tị nạn vào danh sách tình nguyện hồi hương vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Trong một diễn biến khác, quân Mỹ hôm qua đã bắt giữ một cận vệ của Hussein tại Tikrit trong chiến dịch càn quét, bắt bớ các phần tử khả nghi là lực lượng trung thành với chế độ cũ. Trước đó, 5 thường dân Baghdad đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm "săn tìm Saddam Hussein" của lính Mỹ.

(Lam Sơn - Theo BBC, AFP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ từ chối tiết lộ các trang trắng trong báo cáo 11/9 (30/07/2003)
Saddam thương tiếc các con trai đã "hy sinh" (30/07/2003)
Hàn Quốc: "Đàm phán Bắc Kinh - Bình Nhưỡng đang lâm vào bế tắc" (30/07/2003)
Mỹ thúc ép Ấn Độ gửi quân sang Iraq (30/07/2003)
Thổng thống Philippines ra lệnh điều tra vụ binh biến (29/07/2003)
Sharon hội đàm với Bush (29/07/2003)
Tổng thống Bush phê chuẩn đạo luật trừng phạt Myanmar (30/07/2003)
Biểu tình bên ngoài hội nghị Montreal (29/07/2003)
Đảng CPP dẫn đầu theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ (29/07/2003)
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đang bị "tấn công" (29/07/2003)
Số tù nhân của Mỹ vượt quá 2 triệu (29/07/2003)
Trợ lý cựu tổng thống Philippines bị bắt giữ (28/07/2003)
Mỹ ráo riết tăng cường săn lùng Saddam (28/07/2003)
Israel sẽ phóng thích 540 tù nhân Palestine (28/07/2003)
Cuộc khủng hoảng Manila kết thúc trong hoà bình (28/07/2003)
Tro ve dau trang