Ít nhất 80 ứng cử viên tranh cử Thống đốc California
22:43' 10/08/2003 (GMT+7)
Schwarzenegger đứng cạnh vợ là Maria Shriver trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên sau khi ghi tên chính thức tranh cử chức thống đốc California.

Có ít nhất 80 ứng cử viên bao gồm "Kẻ huỷ diệt" Arnold Schwarzenegger, nhà báo Arianna Huffington và một người tự nhận rằng anh ta đăng lý chỉ vì muốn thấy tên mình ghi trên lá phiếu đã chính thức tham gia cuộc đua giành chức Thống đốc bang California khi hạn cuối cùng đã trôi qua vào hôm qua (9/8).

Trong cuộc bầu cử được coi là "màu mè" và "lộn xộn" nhất trong lịch sử bang California này, tài tử Schwarzenegger nổi lên là một ứng cử viên hàng đầu đại diện cho Đảng Cộng hoà với tiểu sử "đáng nể". Trong chiếc quần jeans và áo sơmi hở cổ, tài tử người gốc Áo này hôm qua đã phát biểu với một nhóm người ủng hộ rằng anh sẽ trở thành "thống đốc của mọi người" trước khi bước xuống bên cạnh để nhường lời cho vợ là Maria Shriver. Shriver, một thành viên xuất chúng của Đảng Dân Chủ và là cháu gái của Tổng thống bị ám sát John F. Kennedy, cho biết chồng cô sẽ đại diện cho "những người Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hoà và những người  độc lập trên toàn bang".

Những hy vọng của Đảng Dân Chủ tiếp tục giữ vị trí này dường như được sống lại sau khi ủy viên về bảo hiểm của bang John Garamendi ngày hôm qua tuyên bố rút khỏi cuộc tranh đua để lại một ứng cử viên duy nhất có uy tín cao của Đảng Dân chủ Phó Thống đốc Cruz Bustamante.

Cũng trong ngày hôm qua, một cuộc trưng cầu dân ý do Đài truyền hình CNN phối hợp với tạp chí Time tổ chức cho thấy trước khi Garamendi tuyên bố rút khỏi cuộc đua, Schwarzenegger có thể sẽ giành được số phiếu cao nhất - 25% nếu cuộc bầu cử được tổ chức ngay bây giờ. Bustamante đứng thứ hai với 15% số phiếu.

Trong khi đó, Thống đốc hiện tại Gray Davis, một thành viên Đảng Dân chủ đang phải đối mặt với một cuộc bầu cử sớm trước thời hạn, cho rằng những người đang tham gia tranh cử thiếu "chất" và cam kết sẽ "chiến đấu" để giữ vị trí của mình. Bản thân ông Davis sẽ không có tên trên lá phiếu. Cử tri đi bỏ phiếu vào ngày 7/10 tới sẽ phải bỏ phiếu hai lần: lần thứ nhất là bỏ phiếu để quyết định xem liệu ông Davis còn được tiếp tục giữ nhiệm kỳ nữa không và sau đó sẽ bỏ phiếu quyết định người thay thế ông trong trường hợp ông "bị loại". 

Uy tín của ông Davis bị suy giảm sau cuộc "khủng hoảng" về năng lượng tại California hai năm trước đây và càng bị mất tín nhiệm hơn khi cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã đẩy bang này tới chỗ bị thâm hụt nặng.

(Huyền Trang - Theo Reuters, AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bạo loạn tại Barsa, 7 lính Anh bị thương (10/08/2003)
Mỹ coi phiến quân Chechnya là mối đe doạ an ninh (09/08/2003)
Bom nổ tại Colombia, 5 người chết (09/08/2003)
Mỹ lo ngại có thêm các vụ tấn công khủng bố tại Indonesia (09/08/2003)
Nhật Bản cân nhắc việc xây dựng vũ khí hạt nhân (09/08/2003)
Bạo lực bùng nổ tại Bờ Tây, nam Lebanon (09/08/2003)
Trung Quốc nới tay với người lao động di cư (09/08/2003)
Hai đảng lớn tại Campuchia phủ nhận kết quả bầu cử (09/08/2003)
Tổng thống Mỹ hài lòng với tình hình Iraq thời hậu chiến (09/08/2003)
Chủ mưu vụ đánh bom khách sạn Marriott là nhóm JI (09/08/2003)
Nga kêu gọi LHQ ra Nghị quyết mới về Iraq (08/08/2003)
Ấn Độ: Bão lớn làm chết 24 người gần khu nghỉ Himalaya (08/08/2003)
CHDCND Triều Tiên sắp mở ''fast food'' đầu tiên tại Việt Nam (08/08/2003)
Trung Quốc, Nga giảm yêu cầu về vũ khí không gian (08/08/2003)
Công bố chính thức kết quả bầu cử Campuchia (08/08/2003)
Tro ve dau trang