Colin Powell:
''Mỹ, Anh và Libya tiến gần tới thoả thuận về Lockerbie''
10:02' 12/08/2003 (GMT+7)
Các quan chức xem xét xác chiếc Boeing 747 bị nổ trên bầu trời Lockerbie.

Libya dường như đã sẵn sàng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom Lockerbie hồi năm 1988 và bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân. Đó là lời Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell phát biểu sau các cuộc hội đàm ngoại giao về vấn đề này tại London.

Theo một bản ghi của Bộ Ngoại giao Mỹ, nguyên văn lời bình luận của ông Powell sau cuộc gặp với đặc phái viên LHQ tại Afghanistan Lakhdar Brahimi  là: "Tôi nghĩ chúng tôi đang tiến gần tới một thoả thuận". Song ông Powell từ chối cho biết thêm về vấn đề này, và sau đó chỉ đạo Bộ Ngoại giao sửa lại nội dung câu trích dẫn trong văn bản thành: "Tôi nghĩ chúng tôi đang tiến gần hơn tới một thoả thuận". Hàm ý của sự thay đổi nhỏ này không mấy rõ ràng.

Những lời bình luận trên được đưa ra sau một buổi làm việc tại London giữa Mỹ, Anh và Libya, được triệu tập nhằm xem xét đề xuất về thoả thuận về vụ Lockerbie. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Philip Reeker không cho biết chi tiết về cuộc gặp, nhưng theo tiết lộ riêng của một số quan chức, người ta rất hy vọng sẽ đạt được tiến triển đáng kể. Ông Reeker từ chối bình luận về những cơ hội đạt được thoả thuận, chỉ nói rằng: "Chúng tôi sẽ tiếp tục chờ đợi và xem vấn đề này tiến triển thế nào".

Song mấy ngày gần đây có những tin đồn rằng một giải pháp đang được xây dựng, mở đường cho Mỹ và LHQ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Libya.

Hôm chủ nhật (10/8), Tạp chí Time đã trích lời nhà lãnh đạo Libya Moamer Kadhafi trong một cuộc phỏng vấn rằng, nước này sẽ nhận trách nhiệm hạn chế trong vụ đánh bom. Trước đó một tuần, trong một cuộc phỏng vấn với mạng truyền hình Mỹ ABC, ông Kadhafi cho biết, ông tin rằng vụ Lockerbie "sắp được đóng lại".

Theo các luật sư tham gia thương lượng, việc Libya nhận trách nhiệm về vụ đánh bom theo sau một thoả thuận trị giá 2,7 tỷ USD ký với gia đình của 270 nạn nhân. Các luật sư và đại diện của Libya đã gặp gỡ trong tuần qua để hoàn tất thủ tục về tài khoản giao kèo tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế của Thuỵ Sĩ.

Thân nhân của các nạn nhân cho biết, luật sư đã nói với họ rằng thứ năm (14/8) là ngày ký thoả thuận.

Theo thoả thuận được vạch trước, Libya sẽ trả cho gia đình của mỗi nạn nhân 10 triệu USD theo kỳ dựa trên cơ sở Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận và xoá tên Libya khỏi danh sách "các quốc gia nuôi dưỡng khủng bố".

Cụ thể, 4 triệu USD bồi thường đầu tiên sẽ được gửi tới gia đình các nạn nhân khi lệnh trừng phạt của LHQ với Libya được dỡ bỏ, tức là khi Libya nhận trách nhiệm. 4 triệu USD nữa sẽ được gửi tới gia đình mỗi nạn nhân nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, và thêm 2 triệu USD sẽ được trả nếu Mỹ xoá Libya khỏi danh sách các quốc gia nuôi dưỡng khủng bố.

Những lệnh trừng phạt của LHQ đã được đình chỉ, nhưng chưa được dỡ bỏ sau khi chính quyền Libya giao nộp hai cựu nhân viên tình báo trong vụ Lockerbie, một trong hai người đã bị kết tội trong một phiên toà mở tại Hà Lan tháng 1/2001. Việc LHQ dỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ tạo cơ sở cho một cuộc đối thoại giữa Libya và Mỹ về vấn đề Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với nước này.

Tuy nhiên, Washington nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không bị ràng buộc bởi những điều kiện trong thoả thuận bồi thường riêng giữa Libya và gia đình các nạn nhân, và có tiêu chí riêng trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận và định nghĩa khủng bố.

Chiếc Boeing 747 đã nổ tung trên bầu trời thị trấn Lockerbie, Scotland ngày 21/12/1988 làm toàn bộ 259 hành khách trên máy bay và 11 người dưới mặt đất thiệt mạng.

(Huyền Trang - Theo AFP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ lùng sục người trung thành với Saddam Hussein (12/08/2003)
Thủ lĩnh JI trấn an tinh thần chiến binh Hồi giáo (12/08/2003)
Nỗi kinh hoàng của các phiên dịch cho lính Mỹ tại Iraq (12/08/2003)
Thái Lan ban hành sắc lệnh chống khủng bố (12/08/2003)
Al Qaeda nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom Khách sạn Marriott (12/08/2003)
Israel không kích Lebanon để trả đũa nhóm Hezbollah (12/08/2003)
Bom tiếp tục làm rung chuyển Colombia (12/08/2003)
Philippines tuyên bố chấm dứt tình trạng bạo loạn quốc gia (12/08/2003)
Tổng thống Liberia trao trả quyền lực và tị nạn chính trị ở Nigeria (12/08/2003)
Trẻ mồ côi do chiến tranh dự Trại Hè tại Nhật Bản (11/08/2003)
Giáo hoàng John Paul II cầu mưa cho châu Âu (11/08/2003)
Australia có toàn quyền mới (11/08/2003)
Mỹ chưa chuyển quyền an ninh cho người Iraq (11/08/2003)
NATO sẽ tiếp quản ISAF (11/08/2003)
Tổng thống Liberia chỉ trích Mỹ trong diễn văn chia tay (11/08/2003)
Tro ve dau trang