Vụ Kelly có thể ảnh hưởng tới Chính phủ Anh và hãng BBC?
11:31' 12/08/2003 (GMT+7)

Toà án Tư pháp Hoàng gia Anh hôm qua đã bắt đầu thu thập được các chứng cứ quan trọng trong cuộc điều trần về cái chết của chuyên gia vũ khí David Kelly và các vấn đề liên quan. Ngoài việc xác định người gián tiếp gây ra cái chết của ông Kelly, cuộc điều trần còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và sự tồn tại của Chính phủ AnhHãng truyền thông BBC.

Tham gia làm chứng tại phiên toà (bắt đầu hôm qua, 11/8) có 11 người, bao gồm các quan chức Bộ Quốc phòng Anh, Văn phòng Nội các, Bộ Ngoại giao và các nhân vật chủ chốt khác của BBC, trong đó có thông tín viên Andrew Gilligan, tác giả của bài tường thuật châm ngòi cho cuộc tranh cãi hơn 2 tháng nay.

Những lời khai đầu tiên

Các nhân chứng:
- Ông Terence Taylor, đồng nghiệp của Tiến sĩ Kelly
- Richard Hatfield - GĐ nhân sự Bộ Quốc phòng (QP)
- Brian Wells - Giám đốc cơ quan phản gián và kiểm soát vũ trang, Bộ QP
- Martin Howard - Phó giám đốc Cơ quan tình báo quân sự, Bộ QP
- Julian Miller - Văn phòng Tình báo và An ninh, Nội các
- Patrick Lamb - Phó giám đốc Cơ - quan phản gián, Bộ ngoại giao
- John Williams - Trưởng ban báo chí, Bộ Ngoại giao
- Andrew Gilligan - Thông tín viên BBC
- Susan Watts - Thông tín viên BBC
- Gavin Hewitt - Thông tín viên BBC
- Richard Sambrook - Giám đốc BBC

Nhân chứng đầu tiên là ông Terence Taylor, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Học viện Nghiên cứu chiến lược Washington, đồng sự của Tiến sĩ Kelly trong thời gian thanh sát vũ khí tại Iraq.

Do đang công tác tại Australia, ông Taylor đã trả lời các câu hỏi chất vấn qua đường truyền video vệ tinh tới phiên toà. Các câu hỏi xoay quanh chuyên môn của Tiến sĩ Kelly và cuộc trò chuyện giữa hai người diễn ra 4 ngày trước khi chuyên gia vũ khí này tự vẫn, cái chết diễn ra sau khi BBC tiết lộ ông là người đã cung cấp thông tin về việc chính phủ Anh "thêm mắm thêm muối" vào Hồ sơ về vũ khí Iraq trước khi phát động chiến tranh.

"Phần lớn nội dung cuộc trao đổi là về Nhóm khảo sát vũ khí Iraq. Tiến sĩ Kelly rõ ràng là đang nghĩ rất nhiều về điều đó, về việc quay lại Iraq" - ông nhớ lại - "Chúng tôi đã bàn về dự định đó, không chi tiết mà cũng không chung chung".

"Khoảng 3, 4 tuần trước khi ông Kelly tự vẫn, tôi đã tới thăm ông. Ông tỏ ra rất tỉnh táo và minh mẫn khi trò chuyện" - ông Taylor cho biết thêm - "Chúng tôi đã là bạn của nhau 16 năm nay. Trong cuộc trò chuyện mới đây, tôi thấy không có khác biệt rõ rệt nào về tâm lý cả". Cũng theo ông Taylor, Tiến sĩ Kelly đã "bộc lộ một số ý nghĩ tiêu cực" về một số đồng nghiệp của mình.

Các nhân chứng quan trọng khác

Sau ông Taylor, sẽ tới lượt Richard Hatfield, Giám đốc nhân sự Bộ Quốc phòng. Nhiều khả năng ông Hatfield sẽ bị hỏi về các thông tin chi tiết hơn về việc mở rộng vai trò của Tiến sĩ Kelly trong việc soạn thảo bản Hồ sơ tháng 9 về cái gọi là vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Iraq.

Dự kiến, ông này sẽ phải trả lời các câu hỏi của ban thẩm vấn về cách hành xử của Chính phủ đối với Tiến sĩ Kelly sau khi ông thừa nhận đã trao đổi với phóng viên BBC Andrew Gilligan.

Ông Gilligan sẽ là một trong những nhân chứng chủ chốt trong tuần điều trần đầu tiên. Nhiều quan chức Chính phủ - một số người đã tham gia đánh giá thông tin tình báo - cũng sẽ phải làm chứng trước toà. 11 nhân chứng đã được triệu tập để điều trần trong 4 ngày tới. Những người này trước hết sẽ chỉ bị chất vấn một lần. Song sau đó toà có thể tái triệu tập một số nhân chứng để đối chất.

(Lam Sơn - Theo BBC, Guardian)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Pháp: Ít nhất 50 người chết vì nóng (12/08/2003)
Nổ hầm mỏ tại Trung Quốc, 28 người thiệt mạng (12/08/2003)
''Mỹ, Anh và Libya tiến gần tới thoả thuận về Lockerbie'' (12/08/2003)
Mỹ lùng sục người trung thành với Saddam Hussein (12/08/2003)
Thủ lĩnh JI trấn an tinh thần chiến binh Hồi giáo (12/08/2003)
Nỗi kinh hoàng của các phiên dịch cho lính Mỹ tại Iraq (12/08/2003)
Thái Lan ban hành sắc lệnh chống khủng bố (12/08/2003)
Al Qaeda nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom Khách sạn Marriott (12/08/2003)
Israel không kích Lebanon để trả đũa nhóm Hezbollah (12/08/2003)
Bom tiếp tục làm rung chuyển Colombia (12/08/2003)
Philippines tuyên bố chấm dứt tình trạng bạo loạn quốc gia (12/08/2003)
Tổng thống Liberia trao trả quyền lực và tị nạn chính trị ở Nigeria (12/08/2003)
Trẻ mồ côi do chiến tranh dự Trại Hè tại Nhật Bản (11/08/2003)
Giáo hoàng John Paul II cầu mưa cho châu Âu (11/08/2003)
Australia có toàn quyền mới (11/08/2003)
Tro ve dau trang