Vẫn chưa có hoà bình ở Liberia
06:01' 13/08/2003 (GMT+7)

Hoà bình vẫn chưa đến với quốc gia lục địa đen Liberia mặc dù Tổng thống Charles Taylor, vật cản của quá trình này, đã chính thức ra đi. Các lực lượng nổi loạn hôm qua (12/8) tuyên bố họ vẫn bất hợp tác với tân tổng thống và "sẵn sàng chiến đấu".

 
Charles Taylor từ chức hôm 11/8 sau gần 7 năm làm tổng thống

"Kể từ nay, có thể sẽ không còn tiếng súng, song chúng tôi sẽ không hợp tác về chính trị và ngoại giao với chính quyền Blah. Chúng tôi sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng để đối phó với các động thái của quân đội chính phủ," Sekou Fofana, quan chức cao cấp của phong trào Thống nhất Liberia vì sự Hoà giải và Dân chủ (LURD) khẳng định.

Fofana cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, LURD tuyên bố thay đổi mục đích hoạt động. Tổ chức này không chỉ bằng lòng với việc Charles Taylor trao trả quyền lực mà còn có tham vọng đứng đầu chính phủ lâm thời.

"Chúng tôi có trách nhiệm lật đổ Charles Taylor... Chúng tôi muốn cống hiến một cách cao nhất theo khả năng của mình. Có nghĩa là chúng tôi có thể là tổng thống của nhà nước lâm thời," Fofana nói.   

Thông điệp này quả thật là một sự lặp lại hoàn hảo của lịch sử. Năm 1989, khi bắt đầu "dựng cờ khởi nghĩa", Charles Taylor cũng tuyên bố ông ta "chỉ có mục đích là lật đổ chế độ độc tài Samuel Doe". Tuy nhiên, 7 năm sau khi Doe bị ám sát, Taylor đường hoàng ngồi trên ngai vị cao nhất thông qua một cuộc bầu cử trực tiếp.

Còn General Boi Bleaju Boi, phát ngôn viên Phong trào dân chủ ở Liberia (MODEL), một trong 2 tổ chức đối lập chính, thì nhấn mạnh: "Tôi không đồng ý cho rằng chiến tranh đã kết thúc. Một số thành viên đương chức trong chính phủ luôn tìm cách quấy phá và tấn công chúng tôi".

Cả chính quyền lẫn MODEL đều tố cáo lẫn nhau, cho rằng một trong hai bên là người khởi xướng vụ đụng độ ngay sau khi ông Taylor chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống Moses Blah. Hiện lực lượng của MODEL chỉ cách sân bay quốc tế thủ đô Monrovio chưa đầy 50km.

LURD cùng với MODEL chiếm giữ hơn hai phần ba lãnh thổ đất nước, và trực tiếp ảnh hưởng tới quyết định từ chức chẳng đặng đừng của ông Charles Taylor.  

Theo thoả thuận, tân tổng thống Moses Blah, cũng là cộng sự đắc lực của Taylor trong hơn một thập kỉ qua, sẽ điều hành đất nước đến tháng 10/2003 và chuyển giao quyền lực cho chính phủ lâm thời. 

(Tiến Dũng - Theo AP, Reuters)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hai phi công Mỹ chết do đâm máy bay tại Hàn Quốc (12/08/2003)
Israel: 2 vụ nổ trong 1 ngày (12/08/2003)
Nhật Bản sắp lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa (12/08/2003)
Vụ Kelly có thể ảnh hưởng tới Chính phủ Anh và hãng BBC? (12/08/2003)
Pháp: Ít nhất 50 người chết vì nóng (12/08/2003)
Nổ hầm mỏ tại Trung Quốc, 28 người thiệt mạng (12/08/2003)
''Mỹ, Anh và Libya tiến gần tới thoả thuận về Lockerbie'' (12/08/2003)
Mỹ lùng sục người trung thành với Saddam Hussein (12/08/2003)
Thủ lĩnh JI trấn an tinh thần chiến binh Hồi giáo (12/08/2003)
Nỗi kinh hoàng của các phiên dịch cho lính Mỹ tại Iraq (12/08/2003)
Thái Lan ban hành sắc lệnh chống khủng bố (12/08/2003)
Al Qaeda nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom Khách sạn Marriott (12/08/2003)
Israel không kích Lebanon để trả đũa nhóm Hezbollah (12/08/2003)
Bom tiếp tục làm rung chuyển Colombia (12/08/2003)
Philippines tuyên bố chấm dứt tình trạng bạo loạn quốc gia (12/08/2003)
Tro ve dau trang