Quanh vụ Kelly:
Tiến sĩ Kelly "đã cho phép BBC dẫn lời"
08:27' 14/08/2003 (GMT+7)
Thông tín viên Gilligan, tác giả của bài tường thuật gây xôn xao dư luận, làm chứng trước toà hôm qua

Tiến sĩ David Kelly đã đồng ý cho phép thông tín viên BBC Andrew Gilligan trích dẫn bình luận của ông vào bài tường thuật gây xôn xao dư luận, điều tra về tính xác thực của bản Hồ tháng 9 của Chính phủ - đó là lời khai của nhân chứng quan trọng tại phiên điều trần về vụ Kelly của Toà án Tư pháp Hoàng gia Anh (Hutton).

Lời khai của phóng viên BBC

"Rõ ràng Tiến sĩ Kelly biết rằng, tôi muốn và sẽ đưa lời nhận xét của ông vào bài tường thuật của mình".

Ông Andrew Gilligan

Trong phiên điều trần hôm qua, thông tín viên Gilligan khai rằng, Tiến sĩ Kelly đã biết, bình luận của ông về vai trò của ông Campbell trong bản hồ sơ tháng 9 cũng như sự bất bình của các cơ quan tình báo Anh sẽ được trích dẫn và đồng ý cho phép phóng viên BBC làm điều đó. Ông Gilligan cho biết, Tiến sĩ Kelly đã nói với ông rằng, Giám đốc báo chí Văn phòng thủ tướng Anh Alastair Campbell đứng sau "việc biến đổi" bản hồ sơ của chính phủ.

Chuyên gia vũ khí, TS Kelly, người được cho là phải tìm đến cái chết do chịu quá nhiền áp lực

Ông Gilligan cho biết, Tiến sĩ Kelly không cho rằng, lời cáo buộc "45 phút" (Chính phủ Anh cho rằng  Iraq có thể triển khai vũ khí sinh hoá trong vòng 45 phút) đã được thêm dệt ra nhưng khẳng định nó không nên xuất hiện trong motọ tài liệu quan trọng như bản hồ sơ của chính phủ bởi thiếu tính tin cậy. "Tiến sĩ Kelly đã miêu tả quy mô chương trình vũ khí Iraq là rất nhỏ", ông Gilligan nói.

Cuộc điều trần

của Hutton

- Thành lập sau cái chết của Tiến sĩ David Kelly hồi tháng 7/2003

- Điều tra về cái chết của Tiến sĩ Kelly là chuyên gia đại diện cho Chính phủ Anh tham gia thanh sát chương trình vũ khí của tại Iraq

- Theo BBC, ông là người cung cấp nguồn tin cho bài tường thuật gây tranh cãi của BBC

- Bài tường thuật đã cáo buộc Chính phủ Anh đã "thêm thắt" vào hồ sơ về năng lực vũ khí của Iraq

- Chính quyền ông Blair bác bỏ lời cáo buộc trên

Theo ông Gilligan, Tiến sĩ Kelly khẳng định, bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh bản Hồ sơ tháng 9 đã bị "thổi phồng" là kết luận "45 phút", điều mà ông Campbell đã kịch liệt phản đối.

Gilligan khẳng định, ông đã xác minh các thông tin mà Tiến sĩ Kelly đưa ra thông qua 2 quan chức chính phủ cấp cao và những người này đã không từ chối lời cáo buộc cho rằng, bản hồ sơ đã "bị thổi phồng".

Theo lời khai của ông Gilligan cho biết, chính ông là người đầu tiên sử dụng từ "thêm thắt" (sexier) để gọi tên việc bản hồ sơ bị thay đổi, và chuyên gia vũ khí Kelly khi nghe đã dùng luôn từ đó. Ông Gilligan nói thêm, sau khi các bài tường thuật được phát trên BBC, ông rất muốn trao đổi với Tiến sĩ Kely song lại lo ngại, các cơ quan an ninh sẽ giám sát các cuộc gọi điện đến nhà ông Kelly.

Phóng viên BBC cho biết, ông không đề cập đến tên ông Campbell trong bài tường thuật trong chương trình Ngày nay (Today) do ông phụ trách vì "muốn tránh rắc rối" cho Tiến sĩ Kelly. Mặc dù không nêu tên ông Campbell trong các bài tường thuật trên BBC nhưng ông Gilligan lại nêu trong một bài báo viết tin sau đó.

Ông Gilligan cho biết, khi được hỏi quá trình biến đổi hồ sơ đã diễn ra như thế nào, Tiến sĩ Kelly đáp: "Câu trả lời đơn giản chỉ trong một từ thôi: Campbell'.1

"Lời bình luận tầm phào"

Các nhân chứng điều trần trong tuần:

- Ông Terence Taylor, đồng nghiệp của Tiến sĩ Kelly

- Ông Richard Hatfield - GĐ nhân sự Bộ Quốc phòng (QP)

- Ông Brian Wells - Giám đốc cơ quan phản gián và kiểm soát vũ trang, Bộ QP

- Ông Martin Howard - Phó giám đốc Cơ quan tình báo quân sự, Bộ QP

- Ông Julian Miller - Văn phòng Tình báo và An ninh, Nội các

- Ông Patrick Lamb - Phó giám đốc Cơ - quan phản gián, Bộ ngoại giao

- Ông John Williams - Trưởng ban báo chí, Bộ Ngoại giao

- Ông Andrew Gilligan - Thông tín viên BBC

- Bà Susan Watts - Thông tín viên BBC

- Ông Gavin Hewitt - Thông tín viên BBC

- Ông Richard Sambrook - Giám đốc BBC

Một phóng viên khác của BBC, bà Susan Watts, người phụ trách chương trình Newsnight, cũng phải đứng làm chứng trước toà trong ngày điều trần thứ hai diễn ra hôm qua.

Theo lời khai của bà Susan Watts,  2 tuần trước cuộc trao đổi Gilligan - Kelly, chính Tiến sĩ Kelly cũng đã cho bà biết, ông Campbell có dính líu tới vụ việc, song bà đã không đưa cái tên này vào chương trình của mình bởi cho rằng đó là "một tuyên bố thiếu cân nhắc". Bà Watts cho biết thêm, bà đã thảo luận về lời cáo buộc "45 phút" với Tiến sĩ Kelly.

Bà Watts nói: "Những ký hiệu tốc ký ghi lại cuộc trò chuyện giữa tôi và Tiến sĩ Kelly cho thấy, ông đã nói với tôi rằng, việc đưa lời cáo buộc "vô căn cứ" này vào bản hồ sơ là "một sai lầm" và rằng, ông Alastair Campbell đã xem nguồn tin một chiều không được kiểm chứng trong hồ sơ là "đúng đắn".

Theo lời bà, chuyên gia vũ khí Kelly cho rằng, thông tin mà ông tiết lộ "rõ ràng không phải là một điều mới lạ". Bà cho biết, ông đã nói với bà rằng:"Tôi sẽ miêu tả nó như một bình luận tầm phào".

Bà không đưa bình luận của ông Kelly lên sóng không phải bởi nó sẽ gây tranh cãi mà bởi bà nhận thấy, đó là một bình luận nhẹ nhàng.

"Không đúng chuẩn mực"

"Đây là một bài điều tra tốt nhưng bị cách tường thuật không đúng chuẩn mực làm hỏng"

Ông Kevin Marsh, biên tập viên chương trình Today của BBC

Tuy nhiên, ông Gilligan thừa nhận, ngôn ngữ mà ông đã sử dụng trong bài "chưa được chuẩn mực". Khi bài tường thuật được phát sóng lần thứ hai, ông đã đổi từ "sai" trong bình luận của ông về lời viện dẫn "45 phút" của Chính phủ Anh thành "đáng ngờ".

Song ông vẫn bảo vệ cho bài tường thuật của mình. "Tôi chưa bao giờ có ý định gây ấn tượng cho ai đó rằng, nó không phải là thông tin tình báo thực sự hay nó đã được dựng lên, mà tôi chỉ nghĩ rằng, đó là điều tôi có trách nhiệm phải làm" - ông Gilligan nói với ban thẩm vấn.

Biên tập viên chương trình Today của BBC, ông Kevin Marsh, đã gửi tới toà một bức thư điện tử  trong đó ông đánh giá bài tường thuật gây tranh cãi của phóng viên Gilligan là "một bài điều tra tốt nhưng bị cách tường thuật làm hỏng". Ban lãnh đạo BBC cũng cho rằng, ông Gilligan đã "sử dụng thứ ngôn ngữ thiếu thận trọng".

(Lam Sơn - Theo BBC, Guardian)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hàng không Anh nối lại đường bay tới Iraq (13/08/2003)
Chi phí hậu chiến Iraq có thể tới 600 tỉ USD (13/08/2003)
Thành viên HĐBA LHQ họp về Iraq (13/08/2003)
Chiến thuật chiêu quân mới của Nhật Bản (13/08/2003)
Ấn Độ đã tìm thấy xác chiếc trực thăng rơi tại biển Ảrập (13/08/2003)
Mỹ phát hiện âm mưu khủng bố bằng tên lửa (13/08/2003)
Vẫn chưa có hoà bình ở Liberia (13/08/2003)
Hai phi công Mỹ chết do đâm máy bay tại Hàn Quốc (12/08/2003)
Israel: 2 vụ nổ trong 1 ngày (12/08/2003)
Nhật Bản sắp lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa (12/08/2003)
Vụ Kelly có thể ảnh hưởng tới Chính phủ Anh và hãng BBC? (12/08/2003)
Pháp: Ít nhất 50 người chết vì nóng (12/08/2003)
Nổ hầm mỏ tại Trung Quốc, 28 người thiệt mạng (12/08/2003)
''Mỹ, Anh và Libya tiến gần tới thoả thuận về Lockerbie'' (12/08/2003)
Mỹ lùng sục người trung thành với Saddam Hussein (12/08/2003)
Tro ve dau trang