Sự chuyển hướng mục tiêu tấn công tại Iraq?
17:29' 20/08/2003 (GMT+7)
Trụ sở LHQ tại Baghdad sau vụ đánh bom.

Ít nhất 20 người thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương, trụ sở LHQ tại Baghdad bị tàn phá nặng nề trong vụ đánh bom. Tất cả báo hiệu một sự leo thang thần tốc của các hoạt động tấn công nhằm vào các các mục tiêu phi quân sự nước ngoài tại Iraq, đồng thời đặt ra một thách thức lớn cho các ''lực lượng đang hiện diện'' tại quốc gia vùng Vịnh này.

Từ vụ đánh bom Đại sứ quán Jordan...

Vào 7/8, một chiếc xe hơi đã bất ngờ phát nổ bên ngoài Đại sứ quán Jordan khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Cảnh sát khẳng định, quả bom đã được cài trên chiếc xe buýt loại nhỏ đỗ ngoài khu tổ hợp đại sứ có tường bao quanh và được kích nổ từ xa.

Ngay sau vụ nổ, nhiều người Iraq kéo đến trước cổng toà nhà đại sứ la hét phản đối và xé hình Quốc vương Jordan Abdullah II. Quân đội Mỹ và cảnh sát Iraq đã nhanh chóng được triển khai tới hiện trường, giải tán đám đông phản đối. Một chiếc xe tăng Mỹ đỗ ngay giữa cổng chính toà nhà, nằm ở tây Baghdad. Hàng chục xe bọc thép được huy động để bảo vệ toà nhà Đại sứ.

Trong mắt nhiều người dân Iraq, Jordan là ''tay sai'' đắc lực của Mỹ, đặc biệt kể từ khi nước này công khai ủng hộ hành động tấn công quân sự của Mỹ và đồng minh chống lại Iraq.

... Đến vụ đánh bom trụ sở LHQ

Đại sứ quán Jordan phút chốc bổng trở thành bình địa.

Đây là vụ đánh bom thứ hai nhằm vào các cơ sở phi quân sự tại Iraq trong vòng chưa đầy hai tuần, và là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào các cơ sở của LHQ trong lịch sử 58 năm tồn tại của định chế quốc tế này. Chỉ vài phút sau vụ nổ, nhiều nhân viên LHQ lao ra khỏi toà nhà trong tình trạng hết sức hoảng loạn. Một cột khói đen bốc lên dựng đứng từ những chiếc xe bị trúng bom.

Một nhân viên nữ run rẩy cho biết: ''Tôi thấy có rất nhiều đồng nghiệp trong toà nhà, tất cả đều bị thương''. Một nhân viên thoát chết khác tả lại: ''Đầu tiên chúng tôi thấy một ánh chớp màu vàng, rồi trắng như sét vậy, sau đó bụi mù mịt khắp mọi nơi''. Hiện, mọi nỗ lực tìm kiếm cứu hộ nạn nhân dưới đống đổ nát của toà nhà gần như đã kết thúc trong vô vọng.

Tại tổng hành dinh của LHQ ở New York, một không khí tang thương và ảm đạm bao trùm. Cờ của tất cả các nước thành viên bị tháo đi, trừ lá cờ trắng xanh của LHQ được kéo thấp xuống nửa cột. Các nhân viên mắt đẫm lệ, kinh hoàng theo dõi truyền hình tường thuật cái chết của đồng nghiệp yên mến, Đại diện đặc biệt của LHQ tại Iraq, ông Mello.

Thay đổi các mục tiêu tại Iraq?

Cho đến nay, chưa có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đứng ra nhận trách nhiệm. Các cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành. Và tất nhiên, phương Tây tuyên bố đó là những hành động khủng bố. Phải chăng, chủ nghĩa khủng bố đã chuyển mục tiêu tấn công tại Iraq?

Nhân viên LHQ hoảng loạn sau vụ đánh bom.

Ngoài ra, những kẻ phá hoại đang mở rộng mục tiêu huỷ hoại mọi nỗ lực tại thiết Iraq, đã cho nổ tung một đường ống nước chính tại Baghdad hôm Chủ nhật (17/8), cướp đi nước sinh hoạt của hàng nghìn người ít nhất trong 2 ngày. Hơn nữa, bọn chúng còn đặt bom phá huỷ đường dẫn dầu từ Iraq sang Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hoạt động xuất khẩu dầu mỏ phải ngừng trong nhiều ngày. Đấy là chưa kể đến hàng chục vụ tấn công lẻ tẻ nhằm vào lực lượng binh sĩ Mỹ đóng tại Iraq trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những vụ nổ mìn khiến một hoặc hai lính Mỹ thiệt mạng.  

Cho dù, vụ đánh bom trụ sở LHQ tại Baghdad không trực tiếp nhằm vào quân đội Mỹ, nhưng nó đặt ra một thách thức lớn đối với người Mỹ.

Trước hết, trụ sở LHQ tại đây được binh sĩ Mỹ bảo vệ, phần lớn bởi Chính quyền Bush không muốn có sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ hoặc bất kỳ một lực lượng nào khác tại Iraq sau chiến tranh. Và rõ ràng trách nhiệm bảo vệ toà nhà trụ sở LHQ tại Baghdad thuộc về lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên thật nực cười, người phát ngôn Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ tại Tampa Jim Wilkinson lại cho rằng, trách nhiệm bảo vệ trụ sở LHQ không thuộc về quân đội Mỹ mà thuộc về LHQ.

Thứ hai, sự hiện diện của hàng nghìn binh sĩ Mỹ và đồng minh - vốn khiến đại bộ phận người dân Iraq oán giận vì đã tiến hành nhiều vụ tấn công ''nặng tay'' nhầm vào không ít thường dân vô tội - không đủ để bảo đảm an ninh cho Thủ đô Baghdad trước các âm mưu tấn công khủng bố hoặc không đủ nhiều để lật tẩy ai đứng đằng sau các vụ tấn công khủng bố nói trên.  

Nhà phân tích quân sự người Anh, ông Paul Beaver nhận xét: ''Có nhiều dấu hiệu thành công, đơn cử như hàng loạt vụ bắt giữ hoặc tiêu diệt các cựu quan chức chính quyền Saddam Hussein, song chúng ta không biết sự thành công đó đến từ đâu. Chúng ta có thể hình dung nguy cơ, nhưng chúng ta không biết chắc nếu những nguy hiểm đó là có thật bởi vì chúng ta không có được những thông tin tốt từ cơ sở. Nếu những kẻ tấn công thuộc mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda thì sẽ rất khó phát hiện''.  

Hơn nữa, với hành động cố ý tấn công vào trụ sở của LHQ, cơ quan chuyên trách hỗ trợ nhân đạo và tái thiết tại Iraq, những kẻ tấn công nặc danh đã bủa một ''tấm lưới khủng bố rộng'' chụp tất cả các mục tiêu quân sự và phi quân sự, trong đó có cả người Iraq, thường dân ngoại quốc và có thể cả những người tham gia vào công tác cứu trợ.  

Vụ đánh bom được coi là đòn tấn công đẫm máu nhất kể từ trước đến nay nhằm vào các cơ sở của LHQ chắc chắn buộc các nhà chức trách phải tăng cường các biện pháp an ninh chặt chẽ tại tất cả các chương trình của LHQ ở Iraq. Điều đó có nghĩa, các nhân viên của LHQ vô hình trung bị cách ly khỏi bộ phận người dân Iraq, khiến cho định chế quốc tế này khó có thể duy trì được hình ảnh dân sự ôn hoà. Bởi một lẽ, với sự bảo vệ nghiêm ngặt và sự hiện diện quân sự dày đặc, các cơ sở của LHQ tại Iraq cũng chẳng khác nào các đại bản doanh của lực lượng quân sự quốc tế tại đó.

(Trần Kiên - Theo Washington Post, BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ - CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp xúc song phương (20/08/2003)
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ ''tiếp thị'' lợi ích của luật chống khủng bố (20/08/2003)
Trung Quốc: Người chết trong vụ nổ hầm lò ở Sơn Tây lên đến 25 (20/08/2003)
''Mỹ không nhụt quyết tâm vì vụ đánh bom khủng bố'' (20/08/2003)
Philippines yêu cầu Mỹ cho tiếp xúc với Hambali (20/08/2003)
Sự thật những ca chết vì nóng tại Pháp (20/08/2003)
Trụ sở LHQ tại Iraq bị đánh bom, 120 người chết và bị thương (20/08/2003)
Bầu cử thống đốc bang California có thể bị hoãn (20/08/2003)
Đánh bom tự sát ở Jerusalem, hơn 100 người chết và bị thương (20/08/2003)
Cựu Phó Tổng thống Iraq bị bắt (20/08/2003)
Văn phòng LHQ tại Iraq bị đánh bom, ít nhất 2 người thiệt mạng (19/08/2003)
Một giáo sư Malaysia chính là kẻ chủ mưu vụ đánh bom Marriot (19/08/2003)
Israel bàn những điều kiện rút khỏi Bờ Tây (19/08/2003)
Nhà em trai Tổng thống Afghanistan bị đánh bom (19/08/2003)
Iran bật đèn đỏ với các cuộc tấn công của Israel (19/08/2003)
Tro ve dau trang