Đảo chính tại Guinea-Bissau, Tổng thống bị bắt
12:03' 15/09/2003 (GMT+7)
Lật đổ Tổng thống Kunla diễn ra nhanh và không có cảnh đầu rơi máu chảy.

Quân đội Guinea-Bissau sáng 14/9 đã lật đổ và bắt giữ Tổng thống Kunba Yalal, giải tán Chính phủ, đề cử Tổng tham mưu trưởng - Tướng Veriswsimo Correia Seabra làm Tổng thống lâm thời. Đại diện lực lượng vũ trang tại quốc gia Tây Phi cho biết, cuộc đảo chính không mất một giọt máu nào, được tiến hành vì Chính phủ quá yếu kém trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn của đất nước.

Tự nhận mình là các thành viên của chính quyền quân sự cai trị tại Bissau trong vòng 11 tháng từ 1998-1999, những người lính trên nói việc lật đổ Tổng thống Kunla 50 tuổi là ''hành động bảo vệ nền dân chủ và tránh một cuộc nội chiến do Thủ tướng Mario Pire lãnh đạo, bùng phát tại đất nước. Cả hai ông, Tổng thống Kunla và Thủ tướng Yala, đang bị lực lượng vũ trang giam giữ.

Theo tin của đài địa phương, cuộc đảo chính quân sự diễn ra vào lúc 8h sáng (giờ Guinea-Bissau). Trong khoảng thời gian từ 7h sáng đến 7h tối, lệnh giới nghiêm được áp dụng trên toàn lãnh thổ. Để đảm bảo trật tự tại đất nước, quân đội - lực lượng lật đổ - đã thành lập Uỷ ban quân sự Phục hồi Hiến pháp và Trật tự dân chủ chịu trách nhiệm về một số công việc chính.

Tại Thủ đô Bissau, tình hình vẫn bình lặng, không có tiếng súng khi chỉ huy lực lượng lật đổ Zamora Induta tuyên bố về vụ đảo chính qua một đài phát thanh địa phương. Việc thay đổi người nắm quyền tại đất nước cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân - đã quá mệt mỏi với các vụ hỗn loạn, sự yếu kém của Chính phủ trong điều hành đất nước. George Sanca, một công chức, nhà hoạt động công đoàn cho biết, ''nếu quân đội không lật đổ Tổng thống, chúng tôi - những người dân - cũng đã sẵn sàng đổ xuống đường vào 15/9 để biểu tình chống Chính phủ''.

Mặc dù nhận được phần nào sự ủng hộ trong nước, song cuộc đảo chính của quân đội nước này đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Theo đó, một số quốc gia châu Phi gồm Algeria, Angola, Nigeria, Senegal và 53 nước thành viên Liên minh châu Phi (AU), khối ECOWAS và Tổng thư ký LHQ Kofi Annan đã phản đối việc làm này, đồng thời kêu gọi lập lại trật tự theo hiến pháp. 

Về việc này, Tổng thống tự phong Veriswsimo Correia Seabra tuyên bố trên Đài Truyền hình quốc gia Bồ Đào Nha rằng ông sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đất nước cho tới khi bầu cử. Ngoài ra, vị tướng trên còn cam kết thành lập một chính phủ chuyển giao nhiều thành phần trong khi chính phủ thực sự lên nắm quyền.

(Hoài Linh - Theo Tân Hoa xã, AFP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hàn Quốc: 110 người chết và mất tích do bão Maemi (15/09/2003)
Colombia: Quân nổi dậy bắt cóc 8 du khách (15/09/2003)
Trung Quốc triển khai 150.000 quân tới biên giới CHDCND Triều Tiên? (15/09/2003)
Thượng Hải hạn chế xây dựng các toà nhà chọc trời (15/09/2003)
Israel coi việc giết Tổng thống Arafat ''là một giải pháp cho hoà bình Trung Đông'' (!?) (15/09/2003)
Nga thúc Iran tuân thủ yêu cầu hạt nhân của IAEA (14/09/2003)
HĐBA vẫn lục đục về tương lai của Iraq (14/09/2003)
Arafat: "Hãy cùng nhau xây dựng hoà bình" (14/09/2003)
Mỹ chỉ trích đề xuất của Pháp về Iraq (14/09/2003)
Hàn Quốc: Bão Maemi làm ít nhất 42 người thiệt mạng (14/09/2003)
Lính Mỹ bị kết án tù tại Okinawa (14/09/2003)
CHDCND Triều Tiên đồng ý hội đàm vòng 2 vào tháng 11 (13/09/2003)
LHQ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Libya (13/09/2003)
Al Jazeera đưa tin mới về một tên không tặc 11/9 (13/09/2003)
LHQ sôi sục vì ý định trục xuất TT Palestine của Israel (13/09/2003)
Tro ve dau trang