Người phương Tây tấn công liên quân tại Iraq
15:47' 17/09/2003 (GMT+7)
Lính Mỹ không chỉ đối mặt với làn sóng thù địch từ Iraq mà còn cả ở người nước ngoài

6 người tự xưng là công dân Mỹ, 2 người khẳng định tới từ Anh đã bị Mỹ bắt giam vì có liên quan tới các vụ tấn công nhằm vào liên quân đang đóng tại Iraq, thiếu tướng Janis Karpinski - chịu trách nhiệm về các trung tâm giam giữ cho biết. 8 người trên là những tù nhân phương Tây đầu tiên bị bắt giữ kể từ khi cuộc nổi dậy chống lại lực lượng chiếm đóng do Mỹ lãnh đạo bùng nổ. 

Bà Janis Karpinski nói thêm, những người Anh và Mỹ trên bị tạm giữ vì lý do an ninh, hay nói cách khác là có liên quan tới các vụ tấn công du kích. Tuy nhiên, người phụ trách này không nêu rõ mục đích việc làm của 8 người phương Tây trên mà chỉ xác nhận nhân viên tình báo quân sự đang thẩm vấn 8 đối tượng trên tại Baghdad, nơi họ đang bị giam giữ. ''Chúng tôi vẫn lấy lời khai. Các chi tiết còn rất sơ sài và câu chuyện có thể còn nhiều thay đổi''. 

Khi được hỏi chi tiết về 8 công dân Anh, Mỹ bị bắt giữ, bà Janis Karpinski đã từ chối cung cấp thông tin. Song để giải thích cho quyết định này, quan chức phụ trách các nhà giam nói: ''Chúng tôi chẳng muốn giấu giếm gì. Tuy nhiên, một số thông tin đang cần được phân loại vì lý do an ninh''. 

Trong khi đó, tại Lầu Năm Góc, khi đề cập tới 8 người bị bắt giam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld tuyên bố: ''Sự thật là, ở vài trường hợp, có những người giả danh để làm việc xấu và chúng ta chưa thể rõ họ là công dân nước nào, và mục đích của họ ra sao''. Ông Rumsfeld cũng không cung cấp thêm các thông tin về những người phương Tây bị bắt tại Iraq. 

Cuộc vụ tấn công tại Iraq trong thời gian gần đây không chỉ nhằm vào lính liên quân mà cả những người Iraq cộng tác với chính quyền lâm thời. Hồi đầu tuần, cảnh sát trưởng thành phố Khaldiya đã bị giết chết trong một vụ mai phục khi đang trên đường trở về nhà tại Fallujah. Sự kiện này gây ảnh hưởng tới những nỗ lực của Mỹ trong xây dựng lực lượng an ninh địa phương và cấu trúc an ninh tại một khu vực có hầu hết những người Hồi giáo Sunni ủng hộ Saddam Hussein sinh sống. Hiện chưa rõ, vụ giết hại viên cảnh sát trưởng trên có liên quan tới động cơ chính trị hay không.

(Hoài Linh - Theo AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nguyên Trưởng UNMOVIC Hans Blix minh oan cho Iraq (17/09/2003)
Trung Quốc chỉ sắp xếp lại quân ở biên giới với CHDCND Triều Tiên (17/09/2003)
Indonesia bắt giữ thêm 13 nghi phạm khủng bố (17/09/2003)
Anh, Pháp, Đức muốn thu hẹp bất đồng về Iraq (17/09/2003)
Nước Mỹ ''nghênh diện'' với cơn bão Isabel (17/09/2003)
Quốc hội Mỹ xem xét lệnh trừng phạt Syria (17/09/2003)
Chính phủ lâm thời Iraq thành lập lực lượng an ninh (17/09/2003)
Mỹ phủ quyết nghị quyết của LHQ về ông Arafat (17/09/2003)
Nghi phạm sát hại Ngoại trưởng Thuỵ Điển sa lưới (17/09/2003)
Cháy nhà tù lớn nhất Ảrập Xêút, hơn 67 tù nhân chết (17/09/2003)
Iran phải bồi thường 420 triệu USD cho nạn nhân Mỹ (16/09/2003)
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản sẽ từ chức? (16/09/2003)
Nguy cơ phát xít mới lại nổi lên tại Đức (16/09/2003)
BBC thừa nhận sai lầm trong vụ hồ sơ Iraq (16/09/2003)
Thủ tướng Italy kiện lãnh đạo đảng đối lập (16/09/2003)
Tro ve dau trang