Tổng thống Guinea-Bissau từ chức
05:59' 18/09/2003 (GMT+7)

Sau 3 ngày bị quản thúc tại gia kể từ khi cuộc đảo chính "không đổ máu" diễn ra, Tổng thống Guinea-Bissau Kumba Yala chính thức tuyên bố từ chức hôm qua (17/9). Lực lượng quân đội tiến hành lật đổ tổng thống khẳng định sẽ thành lập một nhà nước "phi quân sự".

Tổng thống Guine-Bissau Kumba Yala  

Ông Kumba Yala ký vào tuyên bố từ chức trước sự chứng kiến của ngoại trưởng của một số nước Tây Phi. Ông cũng đã ghi âm diễn văn từ chức, song đoạn băng này vẫn chưa được phát do thủ lĩnh của cuộc đảo chính đang thẩm tra, kiểm duyệt nội dung.

Cuộc đảo chính "không đổ máu" lật đổ ông Yala diễn ra hôm Chủ nhật (14/9), một ngày sau khi ông này tuyên bố tiếp tục hoãn bầu cử quốc hội. Ông Yala giải tán quốc hội năm ngoái và từ đó đến nay lần lữa không chịu tiến hành bầu cử để chọn ra cơ quan lập pháp.

Tướng General Verissimo Correira Seabra, thủ lĩnh hội đồng quân sự, cho biết chính phủ lâm thời sẽ được thành lập ngay sau khi hội đồng của ông tham khảo ý kiến của các nhóm dân sự và quân sự.

Tướng Seabra khẳng định rằng quân đội không có ý định tranh giành quyền lực.

"Chúng tôi đang ở trong tình thế kỳ cục: không hiến pháp, không tư pháp, không lập pháp. Đúng là một đất nước điên rồ. Chúng tôi chỉ làm một việc đơn giản là cải thiện tình hình mà thôi," ông Seabra nói.

Một vài quốc gia châu Phi trong đó có Nigeria, Senegal và Nam Phi, cũng như Liên hiệp quốc, Cộng đồng châu Phi và Bồ Đào Nha, nước trước đây cai trị Guinea-Bissau, lên án cuộc đảo chính và kêu gọi phục hồi quyền lực cho Tổng thống Yala.

Ông Yala trở thành tổng thống Guinea-Bissau sau khi chiến thắng tại cuộc bầu cử tháng 1/2000. Trước đây vốn là một giáo viên, ông được đánh giá là một chính khách gần dân, nhưng cũng bị chỉ trích là tính khí thất thường và độc đoán. Trên cương vị người đứng đầu nhà nước, Yala đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới, trong đó có Senegal, Guine, Bồ Đào Nha và Pháp.

Guinea-Bissau một thời được coi là hình mẫu cho sự phát triển của các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhưng hiện nay, quốc gia Tây Phi với số dân vẻn vẹn 1,5 triệu người này đang dậm chân tại vị trí một trong những nước nghèo nhất thế giới.

(Tiến Dũng - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bom nổ ở thủ đô Đan Mạch (17/09/2003)
Hội thảo học thuật tại TP.HCM về hòa hợp dân tộc của bán đảo Triều Tiên (03/11/2003)
Nga bênh vực Iran tại IAEA (17/09/2003)
Campuchia: 56 người tham gia bạo động chống Thái Lan được trả tự do (17/09/2003)
Người phương Tây tấn công liên quân tại Iraq (17/09/2003)
Nguyên Trưởng UNMOVIC Hans Blix minh oan cho Iraq (17/09/2003)
Trung Quốc chỉ sắp xếp lại quân ở biên giới với CHDCND Triều Tiên (17/09/2003)
Indonesia bắt giữ thêm 13 nghi phạm khủng bố (17/09/2003)
Anh, Pháp, Đức muốn thu hẹp bất đồng về Iraq (17/09/2003)
Nước Mỹ ''nghênh diện'' với cơn bão Isabel (17/09/2003)
Quốc hội Mỹ xem xét lệnh trừng phạt Syria (17/09/2003)
Chính phủ lâm thời Iraq thành lập lực lượng an ninh (17/09/2003)
Mỹ phủ quyết nghị quyết của LHQ về ông Arafat (17/09/2003)
Nghi phạm sát hại Ngoại trưởng Thuỵ Điển sa lưới (17/09/2003)
Cháy nhà tù lớn nhất Ảrập Xêút, hơn 67 tù nhân chết (17/09/2003)
Tro ve dau trang