Hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung:
Nam Phi và Australia bất đồng về "khách mời" Mugabe
08:23' 18/09/2003 (GMT+7)
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe.

Ngày 17/9, Nam Phi và Australia đã tranh cãi kịch liệt xung quanh việc không cho phép Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe tham dự hội nghị thượng đỉnh của Khối Thịnh vượng chung. Việc tranh cãi có nguy cơ dẫn tới chia rẽ trong nội bộ khối này.

Thủ tướng Australia John Howard khiến Pretoria phẫn nộ bằng một tuyên bố rằng ông Mugabe sẽ không được mời tới hội nghị các nhà lãnh đạo khối Thịnh vượng chung tổ chức tại Nigeria vào tháng 12 vì tình hình nhân quyền tại Zimbabwe vẫn chưa được cải thiện. Ông nói Tổng thư ký Khối Thịnh vượng chung Don McKinnon và Tổng thống Nigeria Olusegun Obasanjo đã khẳng định với ông rằng ông Mugabe sẽ bị cấm tham dự. Ông nói thêm: "Người dân nước này đang chết đói. Nền kinh tế của họ bị suy thoái. Trong trường hợp này, sẽ là một sự bôi bác nếu Zimbabwe có mặt tại hội nghị Abuja. Tôi hoan nghênh quyết định của Nigeria không mời Tổng thống Mugabe".

Trong một động thái nhằm kêu gọi sự đoàn kết giữa các thành viên châu Phi, Nam Phi đã chỉ trích chính sách ngoại giao "lớn tiếng" của ông Howard. Người phát ngôn Tổng thống Nam Phi Bheki Khumalo cho biết: "Chúng tôi không nghĩ rằng việc sử dụng chính sách ngoại giao lớn tiếng sẽ có hiệu quả và hy vọng người Australia, đặc biệt là Chính phủ Australia sẽ hiểu điều này. Nếu Tổng thống Mugabe không tham dự hội nghị này, đó là vì ông không được Tổng thống Nigeria mời,  không phải do những hành động của ông Howard ".

Cuộc tranh cãi bùng nổ khi Chính phủ Zimbabwe tăng cường gây sức ép với tờ Tin tức Hàng ngày, tờ báo độc lập duy nhất của nước này và cũng là một trong số những tờ báo chỉ trích chế độ của ông Mugabe mạnh mẽ nhất. Cảnh sát Zimbabwe đã tấn công vào văn phòng của toà báo tại Harare và thu giữ trang thiết bị mặc dù không hề có lệnh.

Zimbabwe đã không được tham dự việc hoạch định chính sách của Khối Thịnh vượng chung sau khi Chính phủ nước này dựng lên cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3 năm ngoái, trong đó ông Mugabe thắng cử. Nam Phi muốn thời hạn đình chỉ kéo dài 18 tháng này được dỡ bỏ đúng lúc hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 12 tới tại Thủ đô Nigeria, Abuja, với lý do việc cô lập này không giải quyết được những vấn đề kinh tế, chính trị của Zimbabwe.

Nigeria chia sẻ quan điểm của Nam Phi, không đồng ý việc áp dụng biện pháp trừng phạt đối với chính phủ một nước châu Phi khác, và không hề có xác nhận nào về lời tuyên bố trên của ông Howard.

(Huyền Trang - Theo The Guardian)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch (18/09/2003)
FARC phủ nhận bắt cóc du khách ngoại quốc (18/09/2003)
Tổng thống Guinea-Bissau từ chức (18/09/2003)
Bom nổ ở thủ đô Đan Mạch (17/09/2003)
Hội thảo học thuật tại TP.HCM về hòa hợp dân tộc của bán đảo Triều Tiên (03/11/2003)
Nga bênh vực Iran tại IAEA (17/09/2003)
Campuchia: 56 người tham gia bạo động chống Thái Lan được trả tự do (17/09/2003)
Người phương Tây tấn công liên quân tại Iraq (17/09/2003)
Nguyên Trưởng UNMOVIC Hans Blix minh oan cho Iraq (17/09/2003)
Trung Quốc chỉ sắp xếp lại quân ở biên giới với CHDCND Triều Tiên (17/09/2003)
Indonesia bắt giữ thêm 13 nghi phạm khủng bố (17/09/2003)
Anh, Pháp, Đức muốn thu hẹp bất đồng về Iraq (17/09/2003)
Nước Mỹ ''nghênh diện'' với cơn bão Isabel (17/09/2003)
Quốc hội Mỹ xem xét lệnh trừng phạt Syria (17/09/2003)
Chính phủ lâm thời Iraq thành lập lực lượng an ninh (17/09/2003)
Tro ve dau trang