Cuộc chiến BBC-Chính phủ Anh đi đến hồi kết
11:28' 18/09/2003 (GMT+7)
Phóng viên BBC Gilligan thừa nhận sai sót.

Những tranh cãi xoay quanh việc chính phủ Anh đã thổi phồng mối nguy Iraq giữa tập đoàn truyền thông BBC và bộ máy điều hành đất nước dường như đang đi dần vào kết thúc, khi lần lượt từng thành viên có liên quan trong BBC thừa nhận sai lầm trong kiểm soát và đưa thông tin trước công chúng.

Đầu tuần này, trong phiên điều trần Hutton giai đoạn 2 về cái chết của chuyên gia vũ khí David Kelly, Tổng giám đốc BBC Greg Dyke thừa nhận có sai sót trong kiểm soát các vấn đề có liên quan đến hồ sơ Iraq. Tiếp đó, ngày 17/9, phóng viên BBC Andrew Gilligan cũng nhận lỗi đã lỡ lời khi công bố tin tức mà không có bài viết sẵn.

Một ngày trước khi phóng viên Gilligan ra đối chứng trước toà, Giám đốc phụ trách tin tức BBC Richard Sambrook nhận lỗi rằng BBC đã dùng những lời lẽ quá mạnh để đáp trả phàn nàn của chính phủ. Nhà lãnh đạo BBC nói, đáng ra hồ sơ về Iraq cần phải thông qua văn phòng Thủ tướng Tony Blair trước khi phát sóng.

Sơ suất của phóng viên BBC

Andrew Gilligan, phóng viên phụ trách mảng tin quốc phòng BBC cho biết, trong cuộc gặp với chuyên gia vũ khí Kelly ông ta đã hứa sẽ giấu danh tính người cung cấp thông tin cũng như thông báo lấy nguồn từ một quan chức chính phủ chịu trách nhiệm soạn thảo hồ sơ Iraq. Tuy nhiên, khi nói với người biên tập chương trình, Gillian cho biết ông Kelly có vai trò quan trọng nhất trong thu thập và đánh giá thông tin về tình hình vũ khí Iraq. Và trong phiên điều trần, Gilligan đã thừa nhận đã lỡ lời như vậy.

Phóng viên BBC Gillian xin lỗi vì đã gửi thư cho một nghị sĩ là thành viên Uỷ ban điều tra Hạ viện trong đó tiết lộ ông Kelly là nguồn gốc mọi thông tin quanh việc chính phủ Anh đã sửa đổi hồ sơ vũ khí Iraq trong khi chưa khẳng định rõ người tiết lộ tin tức là ai.

Tuy nhiên, để biện hộ cho việc làm của mình, Gillian cho biết, đã phải chịu những sức ép rất lớn khi viết bức thư trên. Bắt nguồn từ nguyên nhân này, dù ông Kelly không trực tiếp đề cập tới việc chính phủ Anh có biết thông tin về vũ khí Iraq là không đáng tin, song Gillian vẫn nêu đích danh ông này là người cung cấp tin cho BBC.

Lãnh đạo BBC nhận sai

Giám đốc phụ trách tin tức BBC cũng xác nhận đã sai khi nêu nguồn tin chính phủ Anh thổi phồng hồ sơ Iraq từ một quan chức cấp cao và đáng tin thuộc cơ quan tình báo Anh, trong khi biết ông Kelly không phải là người của cơ quan này.

Và khi được hỏi tại sao cho phát lại những thông tin không chính xác, người điều hành này cho biết, vào thời điểm đó ông ta đang trong thế ''tiến thoái lưỡng nan''.

Ông Sambrook cho biết, đã thông báo với ban điều hành BBC rằng nguồn tin được cung cấp trên thực tế không phải từ thành viên của cơ quan tình báo, song nhận được bảo đảm rằng không quá quan tâm tới nơi cung cấp tin tức.

(Hoài Linh - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Saddam lên truyền hình kêu gọi chống Mỹ (18/09/2003)
Bộ trưởng nội vụ Hàn Quốc từ chức (18/09/2003)
Mỹ 'hậu tạ' Thái Lan 10 triệu USD (18/09/2003)
Nam Phi và Australia bất đồng về "khách mời" Mugabe (18/09/2003)
Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch (18/09/2003)
FARC phủ nhận bắt cóc du khách ngoại quốc (18/09/2003)
Tổng thống Guinea-Bissau từ chức (18/09/2003)
Bom nổ ở thủ đô Đan Mạch (17/09/2003)
Hội thảo học thuật tại TP.HCM về hòa hợp dân tộc của bán đảo Triều Tiên (03/11/2003)
Nga bênh vực Iran tại IAEA (17/09/2003)
Campuchia: 56 người tham gia bạo động chống Thái Lan được trả tự do (17/09/2003)
Người phương Tây tấn công liên quân tại Iraq (17/09/2003)
Nguyên Trưởng UNMOVIC Hans Blix minh oan cho Iraq (17/09/2003)
Trung Quốc chỉ sắp xếp lại quân ở biên giới với CHDCND Triều Tiên (17/09/2003)
Indonesia bắt giữ thêm 13 nghi phạm khủng bố (17/09/2003)
Tro ve dau trang