Anh chấp nhận kế hoạch phòng thủ châu Âu
18:00' 23/09/2003 (GMT+7)
Châu Âu trên bản đồ thế giới.

Anh cuối cùng cũng đồng ý để Pháp, Đức và các quốc gia thành viên EU khác hợp tác về vấn đề quốc phòng, song với điều kiện sự bắt tay giữa các nước đó không làm tổn hại tới NATO. Nguồn tin ngoại giao tối qua (22/9) xác nhận, nhà lãnh đạo London đã thay đổi quan điểm ngay trong cuộc gặp ngắn diễn ra hồi cuối tuần trước với Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder.

Thông tin trên được công bố vào đúng thời điểm NATO vừa bổ nhiệm Ngoại trưởng Hà Lan Jaap de Hoop Scheffer là Tổng thư ký của khối sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh George Robertson về hưu trong năm nay.

Về nhượng bộ mới của Thủ tướng Anh, Phố Downing (văn phòng Thủ tướng Tony Blair) khẳng định vẫn coi NATO là nền tảng quốc phòng của châu Âu, song hiện nay London cần phải linh hoạt hơn trong vấn đề này. ''EU phải có khả năng phối hợp để hoạch định và tiến hành các chiến dịch mà không cần cầu viện tới NATO cũng như nguồn lực của tổ chức này''. Theo đó, 25 thành viên EU (gồm cả những nước mới kết nạp sau tháng 5/2004) sẽ cùng phối hợp hoạt động khi có yêu cầu.

Dù đồng ý về kế hoạch phòng thủ châu Âu, song Anh vẫn chưa nhất trí với Đức, Pháp và Bỉ về kế hoạch lập trụ sở chính của cơ quan quân sự mới của châu Âu tại Tervuren chứ không phải ở Brussels. 

Tiếp đó, quan chức Anh nhấn mạnh rằng hội nghị vừa diễn ra tại Berlin không hề mang tính quyết định và vấn đề đã nêu chỉ là chấp thuận miệng và chưa có một thông cáo chung nào được thông qua. Vấn đề phòng thủ EU và nhiều chủ đề an ninh khác chỉ nằm trong chương trình nghị sự.

Quốc phòng hiện vẫn còn là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong các cuộc thảo luận về hiến pháp mới của EU - văn bản quy định Paris và Berlin có thể tăng cường sức mạnh cho châu Âu mà không cần Mỹ.

Các chuyên gia quốc phòng nhận định, sự chuyển biến của Anh được coi là động thái nhằm khôi phục mối quan hệ Anh - Pháp và nhấn mạnh sự ủng hộ châu Âu của London.

Cho tới nay, Thủ tướng Tony Blair chỉ ủng hộ sáng kiến phòng thủ châu Âu nếu đề xuất này nhận được sự ủng hộ của đa số 25 quốc gia thành viên EU. Nhà lãnh đạo Anh lo ngại, nếu kế hoạch này không được sự tán đồng của số đông, một nhóm nhỏ trong EU có thể lợi dụng nguồn lực của liên minh để tiến hành các hoạt động quân sự. 

(Hoài Linh - Theo The Guardian)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhân vật quyền lực thứ 2 thời Saddam Hussein xin ra hàng (23/09/2003)
Iran biểu dương sức mạnh (23/09/2003)
''Sức mạnh quân sự không tận diệt được khủng bố'' (23/09/2003)
'Chúng tôi muốn hai miền Triều Tiên thống nhất trong hòa bình' (23/09/2003)
Ngoại trưởng Hà Lan nhận chức Tổng thư ký NATO (23/09/2003)
Israel khước từ đề nghị ngừng bắn của Tổng thống Palestine (23/09/2003)
Trung Quốc: Một ngày 3 vụ nổ, 9 người thiệt mạng (23/09/2003)
Thủ tướng Nhật Bản chỉ định nội các mới (23/09/2003)
Kremlin phủ nhận âm mưu đầu độc trùm tài phiệt Nga (22/09/2003)
Ấn Độ xây hầm ngầm bảo vệ nội các (22/09/2003)
Mỹ đề xuất ''hạ bệ'' TT Palestine Yasser Arafat. (22/09/2003)
TT Nga đánh bại TT Mỹ về mức độ được tín nhiệm (25/09/2003)
Iraq mở cửa với giới đầu tư nước ngoài (22/09/2003)
Nội các Nhật Bản từ chức hàng loạt (22/09/2003)
Trụ sở LHQ tại Baghdad lại bị đánh bom (22/09/2003)
Tro ve dau trang