Cái cớ tấn công Iraq lại được mang ra mổ xẻ
19:42' 30/09/2003 (GMT+7)

Cuộc tranh cãi xung quanh thông tin tình báo thời tiền chiến Iraq một lần nữa tăng nhiệt tại Washington khi Quốc hội Mỹ chuẩn bị nghe điều trần về thực tế, chẳng có thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt nào được tìm thấy tại Iraq. Nhiều nghị sĩ ra yêu sách đòi Cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA phải giải đáp.

Vậy vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Saddam Hussein đang nằm ở đâu? Câu trả lời tốt nhất cho Mỹ và đồng mình hiện nay là, vẫn chưa tìm thấy. Tất nhiên, ''vẫn chưa tìm thấy'' và ''không tìm thấy'' là hai chuyện hoàn toàn khác biệt. Tuần này, các thành viên Quốc hội Mỹ dự kiến sẽ lắng nghe bài giải trình của David Kay, một thanh sát viên cao cấp của Nhà Trắng. Chính ông này là người đứng đầu một nhóm gồm 1.500 binh sĩ và các chuyên gia vũ khí lật tung Iraq trong vòng 6 tháng qua để tìm vũ khí sinh học, hoá học và hạt nhân của chính quyền Saddam. Có tin, bản báo cáo sơ bộ của ông Kay đệ trình lên CIA chỉ là những bằng chứng giấy tờ chứ không phải là bản thân vũ khí huỷ diệt.

Giám đốc CIA George Tenet.

Sự xuất hiện của ông Kay trước Quốc hội cũng chỉ là một phần trong cái gọi là ''vụ xôn xao tái diễn'' về tin tức tình báo thời tiền chiến Iraq. Cả Washington cũng đang xì xào về bức thư hồi tuần trước của 3 nghị sĩ thuộc Uỷ ban tình báo Hạ viện Mỹ gửi Giám đốc CIA George Tenet. Bức thư nhấn mạnh tới ''sự thiếu hiệu quả nghiêm trọng'' trong việc thu thập thông tin của các cơ quan tình báo về WMD tại Iraq và về mối quan hệ có thể giữa Iraq và mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda. Hơn nữa, nước Mỹ lại có trong tay những thông tin không đầy đủ về các hoạt động của Saddam. Các báo cáo đều ''nhất quán'' và chẳng thay đổi gì trong suốt 10 năm qua.

Đối với những quan sát viên Nhà Trắng, giờ đây tất cả điều đó dường như quá quen thuộc. Những câu hỏi về tính đúng đắn của thông tin tình báo ngày càng chất đống. Vài tháng trước đây, tranh cãi cũng đã rộ lên khi trong bản thông điệp liên bang của mình, Tổng thống Bush lớn tiếng tố cáo, Saddam đang cố mua uranium từ châu Phi để khởi động chương trình hạt nhân. Và, cái lời cáo buộc có vẻ chắc như đinh đóng cột của ông Bush lại căn cứ từ nguồn tin tình báo gây nhiều tranh cãi của Anh. Mặc dầu vậy, CIA đặt rất nhiều hoài nghi ''tính xác thực'' của bản báo cáo này. Trong một vụ gây xôn xao dư luận khác, nhiều thành viên đảng Dân chủ đã công kích ông Phó Tổng thống Dick Cheney và nhiều quan chức chính phủ khác vì đã nói bóng gió về mối quan hệ giữa Iraq với Al-Qaeda và với vụ khủng bố kinh hoàng 11/09/2001. Cùng lúc, bản thân ông Bush cũng đưa ra lời buộc tội tương tự mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.

Thủ tướng Anh Tony Blair.

Bức thư của các nghị sĩ Mỹ tự như đổ thêm dầu vào lửa bởi vì nó đề cập tới bức tranh rộng hơn của tình báo Mỹ xung quanh vấn đề Iraq. Như bản tình vốn có, Nhà Trắng tất nhiên quay lại phản công. Cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice đã lên tiếng ''coi nhẹ'' những cáo buộc của các nghị sĩ nói trên. Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox, bà cố vấn khẳng định, Tổng thống Bush tin tưởng rằng, ông có những thông tin tình báo tốt để lấy cớ phát động chiến tranh và rằng, những thông tin tình báo hữu ích về các hoạt động WMD của Iraq được thu thập lâu dài từ năm 1998. 

Đối với nhiều người ngoài vành Washington, những lời cáo buộc và những lời biện hộ chẳng khiến họ mảy may quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề này mang ý nghĩa hết sức quan trọng và sống còn đối với chính quyền ông Bush, Trước tình hình ngày càng phức tạp hiện nay tại Iraq, ông Bush chắc chắn không muốn có thêm rắc rối xung quanh cái cớ phát động chiến tranh vốn đã thuộc về quá khứ. Hơn nữa, ông Bush thấy rõ điều gì sẽ gây ra sự sụp đổ đối với người đồng minh thân cận bên kia bờ Đại Tây dương - Thủ tướng Anh Tony Blair. Cuộc tranh cãi giữa chính phủ Anh và hãng thông tấn BBC xung quanh hồ sơ vũ khí Iraq vẫn chưa ngã ngũ. Trong khi đó, uy tín của ông Blair ngày càng giảm sút trầm trọng. Ngay cả khi cái cớ phát động chiến tranh là chắc chắn, ông Bush vẫn không muốn rơi vào tay của của một Quốc hội ngày càng khó bảo như hiện nay.

  • Trần Kiên - (tổng hợp)
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Liberia (30/09/2003)
Cựu Thủ tướng Pháp phải hầu toà (30/09/2003)
Yemen báo động về các cuộc tấn công mới (30/09/2003)
Nhà Trắng bác bỏ việc làm rò rỉ thông tin nhân viên CIA (30/09/2003)
Khối Ảrập chỉ trích phương Tây thiên vị Israel (30/09/2003)
Bầu cử Quốc hội đầu tiên tại Rwanda (30/09/2003)
Nhật, Mỹ, Hàn Quốc bàn cách trấn an CHDCND Triều Tiên (02/10/2003)
Lại chuyện "cơm không lành, canh chẳng ngọt" (30/09/2003)
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố từ bỏ đảng cầm quyền (29/09/2003)
Hải quân Mỹ - Ấn Độ tiến hành tập trận chung (29/09/2003)
Ấn Độ tiêu diệt 15 tay súng vũ trang tại Kashmir (29/09/2003)
Thủ tướng Howard cải tổ nội các Australia (29/09/2003)
Hiến pháp Afghanistan hướng thành lập quốc gia Hồi giáo (29/09/2003)
''Iran muốn kết thúc tranh chấp hạt nhân'' (29/09/2003)
Trung Quốc - Ấn Độ ký hiệp ước không xâm chiếm với ASEAN (29/09/2003)
Tro ve dau trang