221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
548990
Iran bên bờ vực cấm vận
1
Article
null
Iran bên bờ vực cấm vận
,
Soạn: AM 206410 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhân viên làm việc tại nhà máy hạt nhân Isfahan ở Iran

Iran đang phải đối mặt với nguy cơ của một lệnh cấm vận toàn diện trên phạm vi quốc tế, sau những tuyên bố của họ trong ngày hôm nay, những tuyên bố mà phương Tây cho là có tính thách thức và chống đối cao độ.

Hôm nay (28/11), Iran tuyên bố vẫn kiên quyết giữ đề nghị của mình đã đưa ra cách đây vài ngày. Đó là được miễn kiểm tra đối với một số thiết bị dùng trong các chương trình làm giàu uranium - cốt lõi của việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Hamid Reza Asefi tuyên bố cứng với các nhà báo ở Tehran: "Bị đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chưa phải đã là cùng đường đối với Iran". Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh phiên họp của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về vấn đề Iran sẽ tiếp diễn vào ngày mai. IAEA đã ngừng các phiên họp của mình hôm thứ Sáu vừa qua nhằm dành thêm thời gian cho Iran cân nhắc và đưa ra quyết định hợp lý nhất. "Quyết định hợp lý" ở đây có thể hiểu là sự huỷ bỏ hoàn toàn các chương trình hạt nhân.

Như vậy, với việc Tehran có ý giữ nguyên lập trường giữ lại 20 máy ly tâm - thiết bị chính trong các hệ thống chế tạo vũ khí hạt nhân - gần như chắc chắn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) sẽ họp và đưa ra quyết định cấm vận với Iran. Như đã dự trù, đây sẽ là một lệnh cấm vận quốc tế toàn diện, trong đó có cấm vận  về ngoại giao và kinh tế.

Iran vẫn khẳng định họ chỉ dùng có ý nghiên cứu và phát triển hạt nhân vì mục đích hoà bình, cụ thể là để tạo thêm các nguồn năng lượng cho đất nước. "Việc nghiên cứu và phát triển là quyền lập pháp của đất nước này, và chúng tôi sẽ không từ bỏ công việc ấy", ông Adel giải thích thêm.

Phản ứng trước tuyên bố của Iran, các nước châu Âu đã ám chỉ tới những biện pháp cứng rắn có thể áp dụng cho Iran, và hy vọng lãnh đạo nước này "ý thức đầy đủ về hậu quả của việc vi phạm Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân". Tổng thống Mỹ Bush thì chỉ tuyên bố ngắn gọn: "Vậy là đã rõ. HĐBA sẽ phải đưa ra Nghị quyết cho vấn đề này". Một Nghị quyết như Mỹ đề cập, đã được bộ ba Anh - Pháp - Đức soạn thảo và trình lên HĐBA.

IAEA phân biệt đối xử với Iran

Cũng trong ngày hôm nay, người phát ngôn của Quốc hội Iran, ông Gholam Ali Haddad Adel chỉ trích IAEA là đã có thái độ phân biệt đối xử đối với nước này. 

"IAEA rõ ràng đã phân biệt đối xử đối với Iran, so với thái độ của họ đối với Hàn Quốc. Điều đó sẽ phá hỏng uy tín của tổ chức này." Adel cho biết, "Chúng tôi không ngạc nhiên, nhưng vô cùng thất vọng khi vấn đề hạt nhân của Hàn Quốc được khép lại dễ dàng theo yêu cầu của Mỹ, còn vấn đề tương tự của chúng tôi lại bị xét từng ly từng tí một".

Cũng như Hamid Asefi, ông Adel khẳng định rằng nghiên cứu và phát triển hạt nhân vì mục đích hoà bình là quyền của mỗi quốc gia, và điều này đã được quy định trong các điều khoản của Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Do vậy, theo ông, Iran hoàn toàn có quyền nghiên cứu và phát triển hạt nhân vì kinh tế đất nước mà không hề ảnh hưởng tới các nước trong khu vực và quốc tế.

Ngày mai (29/11), IAEA sẽ có cuộc họp với sự tham gia của các đại diện châu Âu để đưa ra những quyết định cuối cùng về vấn đề hạt nhân Iran.

(NHQ - Theo CNN, THX)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,