Quân nổi dậy Iraq thay đổi chiến thuật
16:38' 06/12/2004 (GMT+7)

Khi cuộc tổng tuyển cử đang đến gần, lực lượng nổi dậy Iraq có nhiều khả năng thực hiện hàng loạt chiến thuật mới.

Đám đông thương tiếc một thành viên Hiệp hội các giáo sĩ Hồi giáo Iraq bị du kích sát hại.

Hàng loạt chiến dịch quân sự lớn trong suốt vài tháng qua trên toàn lãnh thổ Iraq, đặc biệt ở thánh địa Fallujah, tạo cho giới tướng lĩnh Mỹ có cảm giác họ đã giành được lợi thế trước phong trào nổi dậy quyết liệt của người Iraq. Tuy nhiên, họ cũng phải thừa nhận chiến thắng đâu phải là chuyện dễ.

Các sĩ quan Mỹ thừa nhận, các tay súng nổi dậy Iraq được vũ trang và cấp tài chính rất tốt, đặc biệt có thể nổi dậy bất cứ nơi nào sau khi đã thất thủ tại ''pháo đài'' Fallujah. Theo giới tướng lĩnh Mỹ, có nhiều khả năng quân nổi dậy tiến hành các chiến dịch mang tính chất tập trung hoá hơn và vẫn thực hiện tấn công lẻ tẻ trong khi không ngừng đe doạ, tấn công những người Iraq làm việc cho chính phủ, lực lượng an ninh hoặc hợp tác với người Mỹ.

''Chúng tôi tin chắc, chúng sẽ thay đổi chiến thuật. Chúng sẽ không tập trung lực lượng mà sẽ tách ra thành nhiều nhóm nhỏ. Chúng tôi có cảm giác chúng đang nghĩ về chiến thuật đánh kiểu du kích - chia thành các nhóm nhỏ, đánh và rút'', Trung tướng John DeFreitas III, sĩ quan cao cấp thuộc tình báo quân sự Mỹ tại Iraq, nhận xét như vậy.

Mới hôm qua 5/12, các tay súng Iraq đã phục kích một xe buýt chở nhân viên đi làm cho một kho đạn của Mỹ gần Tikrit khiến 17 người thiệt mạng. Như vậy, số nạn nhân thiệt mạng trong chuỗi vụ tấn công của du kích chỉ trong 3 ngày cuối tuần lên tới 70, chưa kể hàng chục người khác bị thương. Cao trào bạo lực của du kích đợt này tập trung chủ yếu tại Baghdad và một số thành phố khác ở miền bắc. Mục đích chính của họ dường như là đe dọa những người hợp tác với quân đội Mỹ.

''Không có viên đạn bạc''

Soạn: AM 213626 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bạo lực liên tiếp xảy ra.

Chiến thuật phân tán lực lượng và tấn công du kích của quân nổi dậy Iraq buộc quân đội Mỹ phải tiến hành các chiến dịch chống nổi dậy theo kiểu cổ điển hơn, tức là thực hiện các cuộc tập kích trên diện rộng. Các chiến dịch tốn quân như vậy là một trong những lý do khiến Mỹ quyết định tăng quân số tại Iraq lên 150.000 binh sĩ.

Tuy nhiên, trong khi quân đội Mỹ đã có những kế hoạch tuy kích các phần tử nổi dậy khi chúng đang cố gắng tái hợp, các tư lệnh quân đội Mỹ tỏ ra ''phát cáu'' vì không thể dập tắt được phong trào nổi dậy. Theo bản đánh giá nội bộ chiến lược của Mỹ tại Iraq mới được công bố tuần trước thì ''không có viên đạn bạc'' cho ''vấn đề này''.

Bạo lực gia tăng cho thấy sự yếu kém về năng lực của lực lượng an ninh Iraq, của Chính phủ lâm thời, nó ngáng cản phát triển kinh tế và làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn hiện nay tại quốc gia vùng Vịnh này.

''Liên minh nguy hiểm''

Tổng số có tới 338 người Iraq hợp tác với chính phủ hoặc người Mỹ đã bị giết hại kể từ 1/10, trong đó có 35 cảnh sát trưởng, thị trưởng và các quan chức cấp trung. Tại Mosul, nơi mới tháng trước đã phát hiện 136 xác chết, các sĩ quan Mỹ nghi ngờ lực lượng nổi dậy với thành phần là các cựu thành viên đảng Baath đã tiến hành một chiến dịch sâu rộng và tàn ác sát hại các binh sĩ thuộc lực lượng an ninh Iraq.

Soạn: AM 213628 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đánh bom - chuyện thường ngày ở Iraq.

Theo kết quả khảo sát do quân đội Mỹ thực hiện, lòng tin của công chúng vẫn ''dao động'', nhiều người Iraq vẫn không công nhận tính hợp pháp của chính phủ. Tuy nhiên, các tư lệnh cấp cao của Mỹ tin rằng, chiến lược quân sự, chính trị và kinh tế của họ tại Iraq vẫn rất đúng đắn. Quân đội Mỹ thống kê, số lượng các vụ tấn công do du kích Iraq tiến hành giảm mạnh từ hơn 130 vụ/1 ngày hồi đầu tháng 11 xuống chỉ còn khoảng 60 vụ/1 ngày hiện nay. Tuy nhiên, tình báo quân đội Mỹ đánh giá, các vụ tấn công sẽ tăng mạnh trước thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào 30/1 sắp tới.

Hiện, quân đội Mỹ đang phải theo dõi sát sao mức độ hợp tác giữa các cựu thành viên đảng Baath và những tay súng Hồi giáo cực đoan. Đảng Baath vẫn là một lực lượng đối lập lớn và hiện đang liên minh với các nhóm cực đoan. Điều đó giải thích tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng tại Mosul, thành phố lớn thứ ba của Iraq, nơi lực lượng cảnh sát dường như ''sụp đổ'' trước làn sóng tấn công hồi tháng trước.

Các chuyên gia tình báo Mỹ tình nghi, các cựu thành viên đảng Baath đang theo đuổi một chiến lược hai mang trong cuộc tổng tuyển cử. Nếu không ngăn cản được cuộc bầu cử bằng bạo lực, họ sẽ phá hoại kết quả bầu cử bằng cách đột nhập vào các đảng phái chính trị và ứng cử.

  • Trần Kiên - (Tổng hợp)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
" Iraq hứng chịu một chuỗi vụ tấn công, 70 người chết (06/12/2004)
" Kazakhstan: Nổ mỏ than, 23 người chết (05/12/2004)
" Gia đình ông Yushchenko phải "sơ tán" (05/12/2004)
" Ai Cập - Israel hoàn tất trao đổi tù nhân (05/12/2004)
" Binh sĩ Iraq học giám định pháp y (05/12/2004)
" Thái Lan thả chim hòa bình ở 3 tỉnh miền Nam (05/12/2004)
" CHDCND Triều Tiên chờ chính sách mới của Mỹ (05/12/2004)
" Mỹ điều tra các bức tranh ngược đãi ở Iraq (05/12/2004)
" Nga - Ấn tăng cường hợp tác quốc phòng và kinh tế (04/12/2004)
" Đức, Nhật thoả hiệp để vào Hội đồng bảo an LHQ (04/12/2004)
" Tổng thống Pakistan xác nhận bin Laden vẫn còn sống (04/12/2004)
" Ukraine nhanh chóng chuẩn bị bầu cử lại (04/12/2004)
" Iraq: Vùng Xanh rung chuyển bởi bom xe (04/12/2004)
" Cảnh sát Đức bắt ba kẻ âm mưu giết Thủ tướng Iraq (04/12/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang