221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
561650
Nhiều nạn nhân sóng thần tuyệt vọng chờ cứu trợ
1
Article
null
Nhiều nạn nhân sóng thần tuyệt vọng chờ cứu trợ
,
Những người sống sót tranh giành hàng cứu trợ

Công tác tìm kiếm nạn nhân cũng như phân phát hàng cứu trợ là những việc làm diễn ra trong ngày thứ 8 kể từ khi động đất và sóng thần xảy ra ở các nước ven bờ Ấn Độ Dương.

Số người chết ở cả bờ châu Á và bờ châu Phi đã lên tới hơn 150.000 người.

Hiện cuộc sống của hơn 1,8 triệu người đang trông chờ vào hàng cứu trợ. Hơn 5 triệu người khác mất nhà cửa, đồ đạc và dụng cụ lao động.

Họ đều đang chờ đợi và hy vọng hoàn toàn vào sự trợ giúp của cộng đồng, bởi ra biển đối với các ngư dân đến bây giờ vẫn là nỗi khiếp sợ không thể vượt qua.

Hàng cứu trợ đang bị nghẽn lại khá nhiều

Song, những con đường bị đứt đoạn, những dòng sông và ao hồ mới mọc ra trên phố sau sóng thần, những cây cầu bị cuốn đi mất từ bao giờ... tất cả đều đang cản trở những nỗ lực tìm kiếm và cứu trợ vốn đã rất khó khăn, của các nhóm công tác.

Số người thiệt mạng tính tới 21h30 ngày 3/1 (giờ VN) như sau:
1. Indonesia:    94.081
2. Sri Lanka:    30.196
3. Ấn Độ:         9.479
4. Thái Lan:      5046
5. Somalia:       142
6. Myanmar:     53
7. Maldives:      74
8. Malaysia:      67
9. Tanzania:      10
10. Seychelles:  1
11. Bangladesh: 2
12. Kenya:        1
Con số thiệt mạng cuối cùng dự đoán sẽ tăng cao

Thêm vào đó, cảnh hỗn loạn xảy ra khi hàng trăm người xô đẩy, tranh giành những túi hàng trong hoảng loạn cũng gây nhiều rắc rối dở khóc dở cười cho nhân viên cứu trợ. 

Chưa hết, các nhóm cứu trợ quốc tế hôm nay đã hết sức phẫn nộ đối với chính sách hạn chế tiếp cận các khu bị nạn mà chính phủ Ấn Độ vừa ban hành.

Nhiều khu vực thuộc hai hòn đảo chịu thiệt hại nặng nề của nước này là Andaman và Nicobar  đã hạn chế người nước ngoài tiếp cận do nơi đây có nhiều căn cứ quân sự nhạy cảm và bí mật. Muốn vào, mỗi người phải có một giấy phép cấp riêng.

Shaheen Nilofer, Giám đốc chương trình cứu trợ cho Ấn Độ thuộc tổ chức Oxfam than phiền: "Điều này hạn chế hiệu quả của công tác cứu trợ. Thời gian quý giá bị lãng phí vô ích. Chính phủ Ấn Độ đã làm tăng thêm nỗi đau cho những nạn nhân khốn khổ".

Những hố chôn tập thể

Còn ở Thái Lan, công việc tìm kiếm và cứu nạn liên tục bị gián đoạn bởi những nỗ lực tìm kiếm vô tổ chức của người nhà các nạn nhân, đặc biệt là khách nước ngoài.

Chính quyền Thái Lan hôm nay đã phải thuyết phục người nhà các nạn nhân sóng thần tránh xa khu vực tìm kiếm để tạo điều kiện thuận lợi cho các đội cứu nạn, cứu trợ hoạt động hiệu quả.

Chính quyền Indonesia và quân đội Mỹ thì lại đang tính tới việc khả năng cướp biển sẽ nhân lúc nhộn nhạo để tấn công các tàu chở hàng cứu trợ trong những ngày tới.

Tìm người thân trong tuyệt vọng

Trong lúc này, các phương tiện từ thô sơ tới hiện đại vẫn đang cố gắng tiếp cận các vùng bị nạn. Hiệu quả nhất là những chiếc máy bay trực thăng của Indonesia, Mỹ, Australia và Malaysia - phương tiện nhanh nhất đã đưa lương thực và nước sạch tới cấp cứu cho những người còn sống sót.

Rất nhiều hàng cứu trợ cũng được huy động từ các nguồn không chính thức như doanh nghiệp, các nhóm tôn giáo hay các cá nhân riêng lẻ. Trong hoàn cảnh khó khăn như lúc này, có vẻ chúng đến tay người bị nạn nhanh và hiệu quả nhất.

Các diễn biến mới nhất

Du khách nước ngoài thiệt mạng
Đức:           60 chết, 1.000 mất tích
Thuỵ Điển:  52  và 2.915 
Anh:           40 và 159 
Pháp:         22 và 560 
Na Uy:        21 và 400
Nhật Bản:   21
Italia:         18 và 570
Thuỵ Sỹ:    16 và 500
Mỹ:            15
Australia:   12 và 700
Hàn Quốc:  11

Xác chết liên tiếp được phát hiện

Hôm nay chính phủ Indonesia ban bố lệnh cấm rời địa phương đối với trẻ em dưới 16 tuổi ở tỉnh Aceh nhằm đảm bảo những đứa trẻ mồ côi đột xuất không bị bắt cóc đem bán.

Nhiều nguồn tin cho biết, hàng chục đứa trẻ bị sóng thần cướp mất cha mẹ đã bị một số kẻ lạ mặt bắt đi. Do đó, Bộ trưởng Pháp lý và nhân quyền Indonesia phải đề xuất phương án cấm nhằm bảo vệ rất nhiều trường hợp trẻ mồ côi khác.

Những người dân Sri Lanca đứng nhìn một cây cầu bị sóng thần cuốn trôi.

Trong khi đó ở Sri Lanka, tổ chức Những con hổ giải phóng Tamil cho biết chính phủ vẫn chưa thể hiện thiện chí cứu trợ dù hai bên đã thoả thuận với nhau về việc này sau khi sóng thần xảy ra.

Hải quân Myanmar đang cố gắng nối lại đường bờ biển ở những khúc bị sạt lở trong khi chính phủ nước này tuyên bố từ chối tất cả mọi sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế.

(NHQ - Theo CNN, Guardian)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,