221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
561670
Nạn nhân sóng thần bị hãm hiếp, bắt cóc và lừa đảo
1
Article
null
Nạn nhân sóng thần bị hãm hiếp, bắt cóc và lừa đảo
,

Cướp bóc, hãm hiếp, bắt cóc và các trò lừa đảo đang hành hạ những người còn sống sót sau thảm hoạ sóng thần, từ châu Á sang châu Âu.

Các báo cáo mới nhất cho biết, lợi dụng sự hỗn loạn tại các vùng bị nạn, một số kẻ đã hãm hiếp những người sống sót ở Sri Lanka hay cướp bóc ở Thái Lan. Còn ở châu Âu, nhà cửa của nhiều du khách xấu số không thể quay về đã bị phá tung để hôi của.

Phụ nữ và trẻ em bị đe doạ đủ bề

Trong khi cộng đồng thế giới đang hết sức cố gắng cứu giúp đồng loại thì ở chỗ này chỗ khác, rất nhiều kẻ xấu đã không từ bỏ cơ hội thực hiện các hành vi đồi bại.

"Đã xảy ra nhiều trường hợp hãm hiếp, thậm chí hãm hiếp tập thể đối với phụ nữ và các bé gái trong bối cảnh các lực lượng an ninh đang bị hút vào công việc cứu trợ. Phần lớn xảy ra tại các ngôi nhà tạm. Nhiều vụ thậm chí diễn ra tại bệnh viện, nơi quá ít bác sỹ không thể quản lý một lượng quá nhiều bệnh nhân", một tổ chức bảo vệ phụ nữ ở Sri Lanka cho biết.

Tổ chức từ thiện Save the Children cảnh báo rằng trẻ em, nhất là những trường hợp mồ côi sau sóng thần, là đối tượng bị lạm dụng nhiều nhất. Chạy trốn cơn giận của thuỷ thần đã khó, giờ đây bảo vệ mình trước nguy cơ bị hãm hiếp hay bắt cóc cũng khó khăn không kém đối với chúng.

Bệnh viện không còn là nơi an toàn

Còn ở Thái Lan, kẻ trộm đã đội lốt cảnh sát và nhân viên cứu nạn để lao vào các khách sạn lớn bên bờ biển Khao Lak - nơi có khoảng 3.000 người thiệt mạng, phần lớn là du khách nước ngoài - để cướp hành lý và các vật dụng đáng giá.

Thuỵ Điển vừa phải gửi 7 cảnh sát tới vùng này để điều tra trường hợp một cậu bé 12 tuổi của họ bị cho là đã rơi vào tay bọn bắt cóc sau khi bố mẹ cậu bị cuốn ra biển.

Hiện nhiều nước châu Âu đã phải ngừng việc thông báo danh tính nạn nhân thiệt mạng tại châu Á. Nhà cửa của một số trường hợp được tiết lộ trước đó đã bị đập phá để vào hôi của.

"Điều đáng buồn là nhà cửa một số nạn nhân đã công bố danh tính bị phá cửa và vét sạch mọi thứ", Ngoại trưởng Thuỵ Điển Lars Danielsson cho biết.

Ở nước láng giềng Na Uy, nhiều người đang xoay xở giấy tờ làm gấp những suất bảo hiểm ma hòng kiếm tiền bất hợp pháp.

Việc công bố danh tính người bị nạn giờ đây phải ngưng lại

Nguy hại hơn, một số kẻ tội phạm có thể sẽ lấy tên những người chết để làm giả chứng minh thư mới. Với việc làm giả chứng minh thư kiểu này, những kẻ khủng bố đã mua vé và làm visa để rồi tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9.

Ở Anh, một kẻ rỗi việc gửi thư cho người thân và bạn bè các du khách chưa quay về nhà chỉ để báo tin giả rằng họ đã chết!

Còn ở Hong Kong - nơi dân chúng đang nỗ lực quyên góp thông qua nhiều kênh khác nhau để trợ giúp nạn nhân sóng thần - một số kẻ đã dùng e-mail hay lập trang web quyên góp để rồi tuồn hết tiền vào tài khoản của mình.

Chính quyền Indonesia và quân đội Mỹ cũng đã tính tới khả năng cướp biển sẽ nhân lúc nhộn nhạo để tấn công các tàu chở hàng cứu trợ trong những ngày tới.

Số người thiệt mạng tính tới 5h30 ngày 4/1 (giờ VN) đã lên tới hơn 155.000 người. Cụ thể như sau:
1. Indonesia:    94.081
2. Sri Lanka:    47.062
3. Ấn Độ:         9.500
4. Thái Lan:      5046
5. Somalia:       142
6. Myanmar:     53
7. Maldives:      74
8. Malaysia:      67
9. Tanzania:      10
10. Seychelles:  1
11. Bangladesh: 2
12. Kenya:        1
Con số thiệt mạng cuối cùng dự đoán sẽ tăng cao

Du khách nước ngoài thiệt mạng và mất tích
1. Đức:            60 chết, 1.000 mất tích
2. Thuỵ Điển:    52  và 2.915 
3. Anh:            40 và 159 
4. Pháp:           22 và 560 
5. Na Uy:         21 và 400
6. Nhật Bản:    21
7. Italia:          18 và 570
8. Thuỵ Sỹ:     16 và 500
9. Mỹ:             15
10. Australia:   12 và 700
11. Hàn Quốc:  11

 

(NHQ - Theo Reuters, CNN)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,