221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
579160
Gặp Bush, mỗi lãnh đạo EU chỉ được nói 1 chủ đề
1
Article
null
Gặp Bush, mỗi lãnh đạo EU chỉ được nói 1 chủ đề
,

Do lịch trình của Tổng thống Mỹ khá "căng", trong cuộc họp ngày mai, mỗi lãnh đạo EU chỉ được phát biểu trong một khoảng thời gian nhất định do Nhà Trắng sắp xếp.

Tổng thống Bush tới Brussels đêm qua.

Tổng thống Bush đã tới Bỉ đêm qua (20/2), bắt đầu chuyến công du châu Âu kéo dài 1 tuần. Theo dự kiến trong cuộc họp với các nguyên thủ quốc gia châu Âu ngày mai tại toà nhà Justus Lipsius, trụ sở của Hội đồng Bộ trưởng EU, 11 người đã được chọn để đặt câu hỏi với Tổng thống Mỹ về các vấn đề quốc tế cần quan tâm. Mỗi người sẽ bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, nhiều khả năng là mỗi người 5 phút.

Thủ tướng Anh Tony Blair sẽ phát biểu về tương lai Trung Đông. Tổng thống Pháp Jacques Chirac sẽ cố gắng tổng kết những khúc mắc của quá trình hội nhập châu Âu. Về phần mình, Bertie Ahern sẽ phát biểu về vấn đề Nga. Song người đàn ông được "ưu ái" hơn cả là Thủ tướng Slovakia - Mikulas Dzurinda. Ông sẽ được trình bày về vấn đề Iraq. Còn nhân vật chính - Tổng thống Bush sẽ có bài phát biểu trong vòng 30 phút, tức là 1/3 thời gian buổi họp.

Các quan chức EU tại Brussels giải thích cách làm này xem ra khá hợp lý. Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đã cố tìm cách để được lọt vào danh sách này với bài phát biểu về vấn đề cải tổ kinh tế.

Chương trình nghị sự

Trong hai ngày tới, lãnh đạo EU sẽ trải thảm đỏ để đón mừng Tổng thống Mỹ - nước lãnh đạo liên minh tấn công Iraq, nước khước từ tư cách thành viên trong Nghị định thư Kyoto.

Cuộc họp ngày mai (22/2) sẽ diễn ra tại Toà nhà Justus Lipsius - Trụ sở của Hội đồng bộ trưởng EU với sự tham dự của 31 nguyên thủ quốc gia.

Do tầm quan trọng của Tổng thống Mỹ, khoảng 31 nguyên thủ quốc gia sẽ tụ họp tại Brussels. Khoảng 2.500 cảnh sát đã được huy động để bảo vệ an ninh trong bối cảnh 88 nhóm hoạt động đe doạ sẽ biểu tình.

Trên thực tế, từ trước khi ông Bush bước xuống chiếc Không lực 1 đậu tại sân bay Zaventem, Brussels, thông điệp mà ông phát đi đã khá rõ ràng. Bỉ là một trong những nước phản đối mạnh mẽ cuộc chiến Iraq và cách đây không lâu, các chính trị gia nước này đã đề cập tới việc dùng luật tội phạm chiến tranh để bắt giữ một số nhân vật quan trọng tại Mỹ.

Trong chương trình nghị sự ngày mai, sau cuộc gặp với Thủ tướng Bỉ Guiy Verhofstadt, ông Bush sẽ có bài phát biểu về "thời đại mới của tình đoàn kết xuyên Đại Tây Dương" tập trung vào mục tiêu phổ biến dân chủ sang Trung Đông. Tổng thống Mỹ sẽ khẳng định: "Mỹ ủng hộ một châu Âu hùng mạnh vì chúng ta cần một đối tác mạnh để thực hiện công việc khó khăn phổ biến nền dân chủ trên thế giới".

Tiếp theo, trong một động thái bày tỏ sự hoà giải, ông Bush đã tiếp Tổng thống Pháp Chirac tại sứ quán Mỹ ở Brussels vào buổi tối. Sáng hôm sau, ông Bush sẽ dùng bữa sáng với Thủ tướng Anh Blair trước khi tới toà nhà Justus Lipsius để họp với lãnh đạo EU.

Ai được hỏi chủ đề gì?

Bertie Ahern (Ai Len): Vấn đề Nga. Ông sẽ hành động như một trung gian trung thực, vạch rõ chính sách của EU với Moscow trước khi ông Bush thăm Nga, hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin.

Jan-Peter Balkenende (Hà Lan): Vấn đề chống khủng bố. Ông sẽ đề xuất những nỗ lực của EU hợp tác với Mỹ trong vấn đề an ninh.

Silvio Berlusconi (Italia): Vấn đề cải cách kinh tế. Ông sẽ nhấn mạnh nỗ lực của EU trong việc nâng cao tính cạnh tranh suốt quá trình cải cách kinh tế.

Tony Blair (Anh): Tiến trình hoà bình Trung Đông. Ông sẽ kêu gọi Mỹ cam kết với "lộ trình hoà bình" và nhấn mạnh vai trò trọng yếu của ổn định khu vực.

Jacques Chirac (Pháp): Vấn đề hợp nhất châu Âu. Ông sẽ vạch ra những bước kế tiếp trong quá trình hợp nhất dựa trên hiến pháp EU.

Mikulas Dzurinda (Slovakia): Vấn đề Iraq. Ông sẽ nhấn mạnh sự đóng góp của EU trong việc giúp đỡ chính phủ mới tại Iraq.

Ferenc Gyurcsany (Hungary): Vấn đề Ukraine. Ông sẽ giải thích rõ chính sách thúc đẩy cải tổ mà không cần phải trở thành thành viên của EU.

Goran Persson (Thuỵ Điển): Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Ông sẽ đề cập tới cam kết của EU trong việc xoá bỏ nghèo đói tại Thế giới 3.

Gerhard Schröder (Đức): Vấn đề Iran. Ông sẽ yêu cầu sự ủng hộ của Mỹ đối với chính sách can thiệp ngoại giao mà châu Âu thực hiện với Tehran.

Wolfgang Schüssel (Áo): Vấn đề Balkan. Ông sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với chính sách của EU tại Bosnia, Kosovo, Macedonia và Serbia.

Jose Zapatero (Tây Ban Nha): Tiến trình Barcelona. Ông sẽ vạch rõ nỗ lực của EU trong việc tạo lập nền dân chủ ở khu vực Địa Trung Hải.

(Huyền Trang - Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,