221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
622210
Phản ứng người dân về nội các mới của Iraq
1
Article
null
Phản ứng người dân về nội các mới của Iraq
,

Liệu chính phủ mới có mang lại sự ổn định cho Iraq và trấn áp quân nổi dậy? Người Iraq có ủng hộ những chính sách và biện pháp mới của nội các ấy? Anh-Mỹ làm gì đằng sau chính phủ ấy?

Hãy nghe chính những người có lợi ích liên quan phát biểu.

Những nhân vật chốt trong chính phủ mới.

Lạc quan với chính phủ mới

Chúng ta đang sống trong thời đại thiên về cách giải quyết theo kiểu "giải pháp tạm thời". Tuy nhiên, những gì vừa diễn ra ở Iraq cũng đáng trân trọng. Tất nhiên là còn rất nhiều khó khăn trở ngại phía trước và vượt qua nó cần nhiều năm nữa. Song điều quan trọng là những hạt giống dân chủ đã được gieo trên sa mạc Iraq và Trung Đông.
John, NJ, Mỹ

Iraq sẽ tiến lên nhanh hơn và tốt đẹp hơn các nước Ảrập khác trong khu vực. Việc trì hoãn trong thành lập nội các cũng từng diễn ra ở Ai Cập hay Syria. Rồi hai nước này sẽ lặp lại tấn thảm kịch mà Iraq đã phải hứng chịu. Chính phủ mới của Iraq sẽ là tấm gương cho Ai Cập noi theo nếu muốn có dân chủ.
Ahmed Shihab, Baghdad, Iraq

Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một chính phủ có đủ các thành phần dân chúng Iraq tham gia, từ Shiite, Kurd, Sunni cho tới những người từng sống lưu vong. Đó rõ ràng là một niềm tự hào cho người Iraq.
Ammar, Kirkuk, Iraq

Không nghi ngờ gì nữa. Chính phủ mới sẽ tiến những bước dài trên con đường ổn định lại đất nước. Nó không chỉ khiến người Iraq cảm thấy họ đang được cai quản đất nước mình mà còn tin rằng mình sẽ được sóng tốt hơn. Họ sẽ trấn áp được quân nổi dậy thôi, dù có mất bao lâu đi nữa. Người ta không thể xây thành Rome trong một ngày.
Omorodion Osula, Boston, Mass, Mỹ

Không tin vào nội các mới

Cuối cùng thì cũng có tiến triển, nhưng không đáng để tôi nhảy lên reo hò. Jaafari sẽ phải quản lý một nội các yếu ớt luôn phải dựa vào Mỹ. Họ sẽ phải đi theo đưòng vạch sẵn và hầu như không có thực quyền. Quân nổi dậy chỉ cần mất ít ngày để có thể thay đổi chiến thuật và hoạt động trở lại.
Mohanned Rahman, Iraq

"Chính phủ mới" là một trò đùa. Nó chẳng qua vẫn là bù nhìn của Mỹ. Vị bộ trưởng nào làm ảnh hưởng tới sự thống trị của Mỹ đối với các giếng dầu nơi đây sẽ nhanh chóng phải ra đi, tôi tin chắc như vậy. Người Iraq muốn tự cai quản đất nước mình, nhưng người Mỹ sẽ không bao giờ cho phép họ làm như vậy. Đó là lý do tại sao quân nổi dậy hoạt động mạnh mẽ, vì họ nhận được sự đồng cảm của người dân nước mình. 
Bill Goldman, Annapolis, MD, Mỹ

Một chính phủ dân chủ chưa và không bao giờ thành hiện thực. Chính phủ mới sẽ thực hiện những nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên, họ là những người rất can đảm, đặc biệt là những người phụ nữ dám tham gia vào nội các mới. Mặt tiêu cực vẫn còn nguyên nhưng hãy cầu nguyện cho chúng lắng đi càng lâu càng tốt, vì thực sự là không còn giải pháp nào khá hơn cho Iraq vào lúc này.
Ahmad Hmoud, Jordan

Quân nổi dậy không ngại chính phủ mới

Đó là một bước đi đúng hướng, nhưng ai biết mọi chuyện sẽ đi đến đâu với những người mới được chỉ định? Quân nổi dậy vẫn không có thêm cản trở nào mang tính đột phá khả dĩ làm họ thay đổi ý thức hệ.
Simon, Manchester, Mỹ

Quân nổi dậy trong một khu phố của người Sunni.

Ba người sẽ reo vui khi nội các mới được thành lập. 10 ngàn dân thường Iraq đã chết trong quá trình chuyển biến lên dân chủ mà tham nhũng, bạo lực và hoang tàn là những điểm nổi bật. Những người đã mắc phải những nhầm lẫn trong công tác tình báo Mỹ. Và những người mong muốn đưa tay nhào nặn nên một chính quyền nào đó ở Iraq.
Chris, Mỹ

Bình mới rượu cũ thôi. Quân nổi dậy chẳng ngại chính phủ nào cả, và đất nước này vẫn chìm trong khói lửa chiến tranh. Nói chính phủ mới tốt đẹp hơn chính quyền Saddam Hussein thì dễ, nhưng để người dân chấp nhận điều đó thì không hẳn. Vấn đề người Iraq quan tâm là chính quyền đó có yếu tố Mỹ hay không mà thôi.
Tom Hunsberger, Canada

Nguyện vọng nhắn gửi tới chính quyền mới

Hãy nhìn vào thực trạng đất nước Iraq hiện nay. Bao giờ chính phủ mới mang lại đầy đủ cho người dân từ nước, điện, nhiên liệu và công ăn việc làm cho người dân thì mới nói tới chuyện dân tin chính phủ.
Anas, Damascus, Syria

Đây là cú đấm thứ hai vào quân khủng bố sau khi bầu cử thành công bất chấp nỗ lực chống phá của chúng. Tuy nhiên, để phát huy thắng lợi ấy, Chính phủ mới phải đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục trật tự và pháp luật, qua đó trừng trị những kẻ phá hoại và những kẻ vô đạo.
Ali Mohamed Hassanein, Iraq.

Vấn đề cần tập trung giải quyết bây giờ không phải là việc phân chia quyền lực mà là sử dụng quyền lực đó như thế nào. Phải đặt các bất đồng mang tính chính trị ra một bên để tập trung ổn định đất nước và tấn công triệt để hơn với quân khủng bố.
Waleed Hazbun, Baltimore, MD

Tôi chỉ ủng hộ chính quyền này khi họ thực sự đi vào hoạt động và chứng tỏ được họ đang phục vụ lợi ích người Iraq chứ không phải cho ai đó. Cụ thể, họ phải bắt tay vào tái thiết đất nước song song với việc tống khứ khỏi nước mình các lực lượng nước ngoài: cả Mỹ cũng như những chiến binh khủng bố quốc tế đã trà trộn vào biên giới Iraq.
Mohammed al-Halfi, Baghdad, Iraq

Mỹ và Anh đã chọn ra chính phủ mới

Mỹ và Anh đã chọn ra chính phủ mới chứ không phải người Iraq. Tất cả các vị trí quan trọng nhất, béo bở nhất đều chịu tác động không khó nhận thấy từ phía Liên quân. Làm gì có tự do và dân chủ ở một đất nước đang bị chiếm đóng?
Mette M. Skancke, Mỹ

Lính Anh canh gác các đường ống dẫn dầu ở Iraq.

Mỹ đã rỉ tai các đảng phái muốn có quyền lực ở Iraq rằng họ nên tránh xa ảnh hưởng của nước láng giềng Iran, rằng họ không nên nhắc tới việc rút quân của Liên quân, rằng họ không nên thành lập đất nước theo thể chế nhà nước Hồi giáo kiểu Iran, và rằng dầu mỏ hãy để cho Anh - Mỹ quản lý giúp... Phải chăng đó là dân chủ kiểu mới?
Simon, Sheffield, Anh

Sau hai năm, mọi việc vẫn tệ như vậy. Nhìn xem, những người có tên trong nội các mới hầu hết đều là những người bấy lâu nay vẫn nắm quyền cai quản đất nước nhờ vào sự hậu thuẫn đặc biệt và có ý đồ của Mỹ. Iraq do đó không bao giờ có thể khôi phục lại được vị trí mà mọi người mong muốn.  Chúng tôi cần những người Iraq yêu nước lên nắm quyền chứ không phải những con rối.
Marwan, London, Baghdad

Chính quyền Mỹ cho rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực lan tràn là do tiến trình chính trị Iraq bị chính người Iraq trì hoãn. Nhưng phải công bằng hơn trong nhìn nhận. Chính sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đây mới là nguyên nhân và chất xúc tác cho các vụ tấn công của quân nổi dậy. Không còn lính liên quân thì sẽ không còn quân nổi dậy.
Randy, Los Angeles, Mỹ

(NHQ - Theo BBC)
 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,