221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
644730
Từ một bài báo đến "Trận quyết chiến cuối cùng"?
1
Article
null
Từ một bài báo đến 'Trận quyết chiến cuối cùng'?
,

Chỉ một câu văn ngắn ngủi đăng trên tờ báo Mỹ dường như đang làm được điều mà Al-Qaeda cố công theo đuổi từ sau vụ 11/9 - kích động sự thù hằn trong các cộng đồng Hồi giáo và khơi lại mâu thuẫn giữa người Hồi giáo và người phương Tây Thiên chúa giáo.

Tranh minh hoạ cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác.

Một bài báo đăng tải trên tờ Newsweek có chứa câu: các nhà thẩm vấn quân đội Mỹ tại Vịnh Guananamo, Cuba đã báng bổ kinh Koran. Mặc dù bài báo được rút xuống sau đó, song những cuộc biểu tình bạo động ở Afghanistan đã khiến ít nhất 15 người thiệt mạng. Biểu tình tiếp tục leo thang và vào ngày 27/5 tới đây, các phong trào Hồi giáo ở 25 nước đáng chú ý là Afghanistan, Ảrập Xêút, Pakistan, Malaysia và Indonesia sẽ tiến hành các cuộc tụ tập quy mô lớn.

Al-Qaeda có lẽ không mong gì hơn thế vì tư tưởng của tổ chức này luôn là châm ngòi cho một cuộc chiến giữa các nền văn minh, dẫn đến cái gọi là "Trận chiến cuối cùng". Trong Kinh Thánh đó là trận quyết chiến giữa cái thiện và cái ác, từng được tiên đoán sẽ xảy ra vào ngày tận cùng của thế giới, khi chúa Jesu trở về trừng phạt những kẻ thù của Người. Một cuộc chiến tương tự cũng được tiên đoán trong giáo lý đạo Hồi.

Hành động chữa cháy của Newsweek được đưa ra sau khi đã có quá nhiều thiệt hại, và dù sao chăng nữa cũng tạo cho người ta cảm giác nó có vì sức ép của Mỹ. Nguy hiểm hơn nữa, chỉ huy các nhóm Hồi giáo tuyên bố họ có bằng chứng cho thấy những thông tin được đăng tải là có thật.

Tờ News International của Pakistan hôm 17/5 đang tải một câu chuyện dựa trên cuộc phỏng vấn một tù nhân ở nhà tù Adyala, Lahore. Người đàn ông này mới được trả tự do từ trại Guantanamo và hiện đang chờ quyết định xoá tội. Anh ta tuyên bố rằng đã đích thân chứng kiến một vài lần binh sĩ Mỹ báng bổ kinh Koran tại Guantanamo.

Cơn phẫn nộ của Afghanistan

Phản ứng ban đầu của Afghanistan trước bài báo Newsweek giờ đây đã chuyển thành một phong trào chống Mỹ có tổ chức. Cùng với những hoạt động chống phá của thế lực Taliban đang nổi lên ở các vùng biên giới phía đông và đông nam, một phong trào chính trị chống lại sự hiện diện của quân đội nước ngoài do Mỹ lãnh đạo cũng dần hình thành.

Ngay sau khi các cuộc biểu tình diễn ra ở Jalalabad và lan tới Kabul, phái Hồi giáo chống Taliban thuộc Liên minh phía bắc đã bắt đầu nhóm họp gần Maza-i-Sharif. Cựu Tổng thống Afghanistan Burhanuddin Rabbani đã tổ chức cuộc gặp với đại diện của 4 nhóm khác nhau trong đó có Ittahad-i-Islami, Afghanistan và thành viên của một nhóm đến từ nước láng giềng Uzbekistan. Các nhóm Hồi giáo này đã nhất trí tiến hành một loạt cuộc biểu tình chống Mỹ và biến chúng thành một phong trào quy mô toàn quốc chống lại sự hiện diện của Mỹ tại Afghanistan.

Phản ứng tại khu vực Badakshan của người thiểu số Tajik cũng khá nhanh chóng. 300 giáo sĩ Hồi giáo đã ban hành một quy tắc chống lại Mỹ và các đền thờ từ Kandahar tới Thung lũng Panjshir đều vang lên bài kinh chống Mỹ. Lực lượng quân sự Mỹ đã bắt giữ một số giáo sĩ, song việc làm này cũng chỉ giống như "sát thêm muối vào vết thương".

Những chuyển biến đột ngột về chính trị tại một số nước Cộng hoà Trung Á như Grudia, Ukraine và Kyrgyzstan có thể mở đường cho tự do dân quyền ở các nước này phát triển và tăng cường tiếng nói cho một số lực lượng từng bị kìm hãm, nhất là các thế lực Hồi giáo ở Afghanistan. Tương tự như vậy, vụ đàn áp tại Uzbekistan có thể đã gây ra hiệu quả tương tự, tăng cường tiếng nói phe đối lập.

Dù họ là Akramia, Hizbut Tahrir hay Naqhbania, họ cũng đều là lực lượng trung thành với đạo Hồi. Với những mối quan hệ về văn hoá, địa chính trị sẵn có, cơn sốt Hồi giáo mới này có thể dễ dàng lan tới các vùng có người dân tộc thiểu số Tajik và Uzbekistan sinh sống ở Afghanistan - nơi phong trào Hồi giáo đã bị suy yếu trong 10 năm qua do sự thống trị của phe Taliban ở Kabul.

Quan điểm của Al-Qaeda

Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf mới đây tuyên bố Al-Qaeda giờ đây chỉ là một thực thể bị phá huỷ. Tuy nhiên, sự thật lại không như vậy. Việc Al-Qaeda bị xoá sổ hay vẫn còn tồn tại không phải là điều quan trọng. Thành công của tổ chức này sẽ được đánh giá bằng khả năng nó tạo ra làn sóng chống Mỹ trong cộng đồng Hồi giáo khắp thế giới.

Nếu nói theo ý thức hệ, vào thời điểm xảy ra vụ 11/9/2001, khó có trường Hồi giáo nào ca ngợi Al-Qaeda hay bênh vực cách hành động của nó trong các bài giảng đạo. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm rưỡi qua, nhiều điều đã thay đổi. Mỹ đã giải thể một số tổ chức từ thiện Hồi giáo trên thế giới, gây áp lực buộc các nước như Ảrập Xêút, Pakistan và Kuwait thay đổi động lực xã hội, tấn công Afghanistan và Iraq...

Trong bối cảnh ấy, các trường học Hồi giáo ở một số nước như Yemen, Malaysia, Morocco đã chấp nhận coi Al-Qaeda là Muqadamul Jaish - một lực lượng tiền tuyến mà sự sinh tồn của nó đảm báo cho sự tồn tại của tất cả các thế lực đứng phía sau.

"Kết cục sắp đến gần"?

Giới truyền thông Hồi giáo từ Ai Cập tới Pakistan vẫn coi Al-Qaeda, cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo, cuộc tấn công Iraq và Afghanistan cùng các sự kiện tương tự như ở Uzbekistan là triển vọng của sự "Kết thúc".

Phải chăng sự kết thúc ấy đang tới gần? Như lời Tổng thống Mỹ George W. Bush từng nói năm 2002: "Cái ác đang ở trong chúng ta". Không biết ông có tin rằng ngày tận thế sắp đến?

  • Huyền Trang - (Tổng hợp) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,