Trung Quốc - Đất nước của những cái 'nhất'
Nằm ở phía đông của châu Á, có diện tích 9,6 triệu km2, Trung Quốc là đất nước đông dân nhất thế giới với dân số lên tới 1,3 tỷ, chiếm 1/5 dân số toàn cầu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nền kinh tế nước này hiện có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và hứa hẹn trở thành thị trường lớn nhất mà các doanh nghiệp nước ngoài hướng tới.
Lược đồ Trung Quốc |
Trung Quốc có bề dày lịch sử hơn 4.000 năm văn hóa và một nền giáo dục lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc, đậm chất Á Đông. Rất nhiều yếu tố góp phần hình thành thế giới hiện đại của chúng ta ngày nay đã khởi nguồn ở Trung Quốc, bao gồm giấy, thuốc súng, ngân hàng tín dụng, la bàn và tiền giấy.
Kinh tế
Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Nước này là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài ở mức kỷ lục. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại quốc gia này trong quý I/2005 tăng thêm
Khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc hưởng nhiều lợi ích nhưng cũng vấp phải không ít thử thách. Khối doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn nhưng khối doanh nghiệp nhà nước có nhiều nguy cơ phá sản.
Nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã khiến cho nhu cầu năng lượng ngày càng cao. Trung Quốc là nhà tiêu thụ dầu lửa lớn thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) và là nhà sản xuất - tiêu thụ than lớn nhất thế giới. Nước này hiện đang tập trung đầu tư vào nhà máy thủy điện, bao gồm dự án Đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam) trị giá 25 tỷ USD.
Trung Quốc: Dân số: 1,3 tỷ người (LHQ, 2005) Thủ đô: Bắc Kinh Diện tích: 9,6 triệu km2 Ngôn ngữ: Tiếng Hoa Tôn giáo: Đạo Phật, đạo Cơ đốc, đạo Hồi, đạo Lão Tuổi thọ: 69 (nam), 73 (nữ) Tiền tệ: Nhân dân tệ Xuất khẩu: Hàng hóa sản xuất, gồm hàng dệt may, quần áo, hàng điện tử, vũ khí Thu nhập bình quân: 1.100 USD/người (WB, 2003) Internet domain: .cn Mã điện thoại: +86 |
Giáo dục
Trung Quốc là một trong những nôi văn hóa đào tạo nguồn nhân lực cho thế giới. Hệ thống giáo dục nước này được chia theo các bậc: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung Học và Giáo dục Bậc cao (Cao đẳng, Đại học, trên đại học).
Hiện nay chính phủ Trung Quốc đang thực hiện và đẩy mạnh chính sách Khuyến khích mở rộng trao đổi giao lưu văn hóa với nước ngoài. Vì vậy, hầu hết các trường đại học của Trung Quốc đều có khoa Trao đổi - Giao lưu văn hóa đối ngoại, chuyên trách tiếp nhận về đào tạo lưu học sinh và trao đổi giao lưu văn hóa với các trường nước ngoài. Tuy nhiên, đào tạo tiếng Hán, văn học Trung Quốc, y học cổ truyền là thế mạnh tuyệt đối của Trung Quốc.
Du lịch:
Khoảng cách giàu nghèo
Sự chênh lệnh về kinh tế ở các vùng nông thôn hẻo lánh và các khu đô thị ở Trung Quốc được xếp vào hàng lớn nhất thế giới. Sự phồn thịnh của các thành phố phía đông đất nước đang ngày càng thu hút rất nhiều người từ những nơi nghèo khó đến đây tìm việc làm và sinh sống.
Các vấn đề nổi cộm khác ở Trung Quốc là tình trạng tham nhũng, xuất hiện ở mọi cấp độ xã hội, và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng. Mặt trái của sự bùng nổ về kinh tế chính là nạn ô nhiễm môi trường. Trung Quốc cũng là nước có nhiều thành phố có mức độ ô nhiễm môi trường vào hàng nhất thế giới.
Truyền thông
Với hơn 1 tỷ khán giả, vô tuyến truyền hình là phương tiện cung cấp tin tức chủ yếu ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng đô thị. Trung Quốc cũng đang trở thành một thị trường lớn về truyền hình trả cước; dự đoán sẽ có khoảng 128 triệu thuê bao tính đến năm 2010. Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc cùng các đài tỉnh thành địa phương cung cấp tổng cộng khoảng 2.100 kênh.
Internet ở Trung Quốc hiện đang phát triển rất mạnh với hơn 100 triệu khách hàng, trong đó có 30 triệu sử dụng đường truyền băng thông rộng. Với con số này, Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ về số người sử dụng Internet.
(Thanh Hảo - Tổng hợp)