221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
680438
Trung Quốc: Thương mại quốc tế và sự gia nhập WTO
1
Article
null
Trung Quốc: Thương mại quốc tế và sự gia nhập WTO
,

Việc Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu là một trong những nhân tố góp phần duy trì sự tăng trưởng của thương mại quốc tế.

Soạn: AM 478572 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một góc thành phố Bắc Kinh.

Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đa dạng hơn và sự thâm nhập sâu hơn vào thị trường của các nước công nghiệp diễn ra cùng với làn sóng nhập khẩu của Trung Quốc từ tất cả các khu vực - đặc biệt là châu Á, khu vực mà Trung Quốc đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự chuyên môn hoá khu vực. Các cải cách về thuế đã được thực hiện ở Trung Quốc từ những năm 1980; và, với sự gia nhập WTO gần đây của Trung Quốc, quốc gia này đã tự cam kết sẽ có những cải cách hơn nữa, những cải cách mà có thể có ảnh hưởng sâu rộng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức. Duy trì được việc thực hiện các cam kết này sẽ đưa Trung Quốc hội nhập sâu hơn và tạo ra nhiều thuận lợi cho hầu hết các quốc gia đối tác.

Sự gia nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu đã góp phần duy trì sự tăng trưởng của thương mại quốc tế. Cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng nhanh hơn thương mại thế giới trong hơn 20 năm. Mặc dù ấn tượng nhưng những tốc độ tăng này không phải là chưa từng có, nó cũng tương tự như những gì xảy ra trước đây trong quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu của các nền kinh tế đang phát triển nhanh khác. Khi quan hệ thương mại của Trung Quốc với các nước khác trên thể giới trở nên mật thiết hơn thì nét đặc trưng cùng với mô hình địa lý của thương mại Trung Quốc cũng có sự biến đổi thăng trầm. Toàn bộ xuất khẩu của Trung Quốc sang các nền kinh tế công nghiệp cũng đã tăng và trở nên đa dạng hơn về chủng loại. Trung Quốc có vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế khu vực châu Á. Sự chuyên môn hoá sản xuất theo chiều sâu với châu Á đã dẫn đến sự tăng nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực này, và hiện nay Trung Quốc đã trở thành một trong những điểm đến xuất nhập khẩu quan trọng nhất cho các quốc gia khác trong khu vực châu Á.

Các cải cách thương mại và các cam kết khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Những cải cách này được thực hiện trong vòng hơn 15 năm, bao gồm những cắt giảm thuế quan thực chất và bãi bỏ hầu hết các rào cản phi thuế quan (NTBs). Việc nâng cao khả năng tiếp cận thị trường khi gia nhập WTO cũng rất quan trọng. Tiếp tục thực hiện các cam kết với WTO trong những năm tiếp theo sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Trung Quốc trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đồng thời cũng mang lại lợi ích chung cho hầu hết các quốc gia đối tác. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra một số thách thức cho các nhà lãnh đạo; và các điều khoản về an toàn trong thoả thuận của WTO lại là một rủi ro bên lề có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tương lai.

Thương mại: Sự tăng trưởng và đa dạng hoá

1. Vai trò ngày càng tăng trong thương mại thế giới

Thương mại quốc tế của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng kể từ khi nền kinh tế mở cửa năm 1979. Xuất nhập khẩu Trung Quốc tăng nhanh hơn thương mại thế giới trong hơn 20 năm và cũng từ năm 1979 tỷ lệ thương mại của Trung Quốc trong tổng thương mại toàn cầu cũng tăng nhanh (Xem bảng 1 và hình 1). Quá trình này bắt đầu tương đối chậm vào những năm 1980 sau khi có sự nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu phức tạp và tràn lan, nhưng tăng nhanh hơn vào những năm 1990 với những cải cách thương mại rộng lớn bao gồm cả những cắt giảm thuế quan trọng.

Trung Quốc đã tăng sự thâm nhập của mình vào các thị trường quốc gia tiên tiến, đồng thời trở thành một điểm đến xuất khẩu quan trọng hơn, đặc biệt là đối với các nền kinh tế khu vực. Xuất khẩu của Trung Quốc đến các thị trường lớn tăng trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, với sự tăng nhanh đặc biệt vào đầu những năm 1990 ở các thị trường Nhật, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (bảng 2). Vai trò của Trung Quốc trong thương mại khu vực Châu Á cũng trở nên quan trọng hơn. Nhập khẩu của Trung Quốc ở khu vực cũng tăng và Trung Quốc hiện nay trở thành một trong những điểm đến xuất nhập khẩu quan trọng nhất cho các nước Châu Á khác. (Xem bảng 3 và hình 2). Ví dụ như hiện nay Trung Quốc chiếm hơn 11% xuất khẩu của Nhật Bản, so với chỉ có 2% năm 1990. Trong khi hầu hết những sự tăng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu của Trung Quốc đều là tới các quốc gia trong khu vực Châu Á, thì nhập khẩu của Trung Quốc từ Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu lại tăng. từ 1% năm 1990 tới 31/2 năm 2002(Bảng 4).

Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Trung Quốc là một sự kiện có tính chất bước ngoặt đối với cả nền kinh tế toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, đây không phải là việc chưa từng xảy ra cả về phạm vi và tốc độ. Những kinh nghiệm trước đây của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NIEs) của châu Á cũng tương tự về mặt tốc độ tăng của xuất khẩu cũng như đối với tỉ trọng trong xuất khẩu thế giới trong một thời gian dài (Khung 1). Minh chứng lịch sử này, cùng với tiềm năng phát triển vững chắc của đất nước, có thể cho thấy rằng Trung Quốc có thể duy trì được sự tăng xuất khẩu mạnh mẽ tương đối trong vài năm tiếp theo với điều kiện là đà phát triển này không bị đánh đổ bởi tính dễ tổn thương về kinh tế chính trị đang thịnh hành ở Trung Quốc.

2. Những thay đổi trong cơ cấu thương mại

Cơ sở xuất khẩu của Trung Quốc đã được đa dạng hoá nhờ vào hàng dệt may và công nghiệp nhẹ. Đầu những năm 1990, hàng công nghiệp nhẹ chiếm hơn 40% xuất khẩu của Trung Quốc. các sản phẩm này chủ yếu là giày dép, quần áo, đồ chơi và hàng tạp phẩm khác. Một phần lớn hàng xuất khẩu còn lại là hàng hoá đã chế tạo (chủ yếu là hàng dệt may) và máy móc và vận tải (điện tử nhỏ). Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xuất khẩu các mặt hàng khác như các mặt hàng điện tử tinh vi (máy móc văn phòng và các trang thiết bị chế biến số liệu tự động, truyền thông, các trang thiết bị âm thanh và máy móc điện), hàng gia dụng, hàng hoá du lịch và các sản phẩm công nghiệp. Ví dụ như, một phần xuất khẩu của Trung Quốc về máy móc và vận tải (bao gồm cả đồ điện) tăng từ 17% năm 1993 lên 41%năm 2003, trong khi đó sự sản xuất hàng hoá linh tinh khác giảm từ 42% xuống còn 28%.

Những thống kê về sự phân tán giải thích cho sự đa dạng hoá xuất khẩu nhìn chung là ngày càng tăng. Số liệu chi tiết về xuất khẩu của Trung Quốc ở cấp độ hai con số theo tiêu chuẩn phân loại thương mại quốc tế (SITS) chỉ có thể tìm được từ năm 1994. Cả hai chỉ số Herfindahl và hệ số của mức độ biến đổi (với phạm vi thay đổi trong sự phân tán của xuất khẩu thông qua các loại hàng xuất khẩu) đều cho thấy một sự tăng đáng kể trong sự đa dạng hoá của xuất khẩu tới Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Ví dụ như, số liệu chi tiết về nhập khẩu của Hoa Kỳ cho thấy dựa trên những thay đổi trong tỉ lệ nhập khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ , vẫn có một sự tăng đáng kể trong sự đa dạng hoá từ năm 1990 đến năm 2000 ở cả mức độ 2 con số và 3 con số (bảng 6).

Thành phần cấu tạo của nhập khẩu cho thấy sự chuyên môn hoá theo chiều dọc của sản xuất trong khu vực Châu Á. Điều này có thể thấy được từ một số thông số. Đầu tiên là một tỷ lệ nhập khẩu cao các mặt hàng để gia công đã được tính trong xuất khẩu của Trung Quốc. Tỷ lệ này tăng từ 30% của nhập khẩu trong đầu những năm 90 lên khoảng 50% năm 1997 và vẫn tiếp tục duy trì ở mức độ độ đó cho đến nay. Tương tự như vậy, nhập khẩu cho gia công cũng được tính trong hơn 40% xuất khẩu của Trung Quốc. Tác động của sự chuyên môn hoá theo chiều dọc có thể thấy rõ trước tiên là qua sự tăng nhanh trong nhập khẩu các mạch điện tử tích hợp và vi mạch - những thành phần chủ chốt được sử dụng trong việc lắp ráp các các sản phẩm điện (biểu đồ 3). Thứ hai, dòng đầu tư trực tiếp mạnh đổ vào Trung Quốc chủ yếu là từ các nước công nghiệp, và đặc biệt là các nền kinh tế công nghiệp mới của Châu Á. Trong suốt giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2001, những nền kinh tế công nghiệp mới này cùng với Nhật Bản chiếm hơn 60% đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, còn Hoa Kỳ và Châu Âu chiếm khoảng 20%. Cuối cùng, mô hình của thương mại đã thay đổi đáng kể, đó là nhập khẩu từ Châu Á tăng và xuất khẩu đang chuyển sang các nước phát triển, chủ yếu là Hoa Kỳ và Châu Âu.

3. Những thay đổi trong mô hình khu vực của thương mại

Thương mại Trung Quốc đã tăng nhanh chóng với nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại đều tăng với tốc độ gấp đôi. Nhập khẩu từ châu Á tính bằng USD tăng lên 43% năm 2003, trong khi nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ tăng lần lượt là 31% và 24%. Về xuất khẩu, những con số này gần như đảo ngược lại với thứ tự của con số nhập khẩu trong đó xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu tăng tương ứng là 32% và 49%, và xuất khẩu sang châu Á là 31%. Nhập khẩu của Trung Quốc từ các quốc gia khác trên thế giới cũng tăng rất nhanh trong giai đoạn này. Ví dụ, nhập khẩu từ châu Mỹ Latinh tăng 81% và từ châu Phi tăng 54%, Trung Quốc ngày nay là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển sau Mỹ và Liên minh châu Âu.

Trong những năm gần đây, trong khi cán cân thương mại của Trung Quốc nhìn chung chẳng thay đổi là bao thì những thay đổi này trong mô hình khu vực của thương mại lại là nguyên nhân của sự thay đổi đáng kể trong các cán cân thương mại song phương. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ và Liên minh châu Âu tăng đáng kể từ năm 1997 đến năm 2002, nhưng việc này lại bù lại bởi thâm hụt thương mại với các nước châu Á còn lại tăng. Những xu hướng này tiếp tục trong năm 2003 khi thâm hụt với các quốc gia châu Á tiếp tục tăng, tạo ra một sự giảm sút nhanh chóng trong toàn bộ thặng dư thương mại của Trung Quốc, giảm xuống còn 25 tỷ USD so với 30 tỷ năm 2002 (bảng 7). Việc điều chỉnh một lượng lớn thương mại của Trung Quốc qua Hồng Kông không làm thay đổi kết luận này2. Những thay đổi trong chuyên môn hoá khu vực ở Châu Á cũng có thể thấy rõ từ thống kê thương mại của Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc thực tế là tăng trong hơn hai năm qua, nhưng toàn bộ thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á chỉ tăng với một lượng nhỏ. Ví dụ trong khi nhập khẩu hàng hoá chế biến từ Trung Quốc của Hoa Kỳ tăng về thực chất thì điều này được bù lại phần nào bởi sự giảm nhập khẩu từ các nước Châu Á khác (hình 4).

Trong khi khu vực Châu Á vẫn còn phụ thuộc vào xuất khẩu tới thị trường các nước nhóm G7, thì việc chuyên môn hoá ngày càng tăng cũng như tiêu dùng nội địa của riêng Trung Quốc ngày càng tăng đang cung cấp những lợi ích thiết thực cho khu vực3. Các quốc gia có thể thu được lợi ích lớn nhất từ sự hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, đó là họ sẽ trở thành những nhà xuất khẩu các sản phẩm cần nhiều tài nguyên và vốn của Châu Á.

(Theo SMEnet)
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,