221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
691242
Từ Unocal nhớ đến binh pháp Tôn Tử
1
Article
null
Trung Quốc thất bại trong việc mua hãng dầu Unocal:
Từ Unocal nhớ đến binh pháp Tôn Tử
,

(VietNamNet) - Cnooc đã từ bỏ mua lại tập đoàn dầu khí khổng lồ Unocal của Mỹ. Một thất bại của người Hoa? Nhưng giới quan sát lại nhắc nhớ đến Binh pháp Tôn Tử và xem đây là một bước lùi chiến thuật.

Trong tuần, giới quan sát và bình luận kinh tế-chính trị quốc tế đã dồn sự chú ý về quyết định của Công ty dầu khí quốc doanh Trung Quốc (TQ) Cnooc trong việc từ bỏ những nỗ lực mua lại tập đoàn dầu khí khổng lồ Unocal của Mỹ.

Soạn: AM 508583 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Cuộc chiến" của Cnooc (Trung Quốc) đòi mua lại tập đoàn Unocal (Mỹ) đã thất bại...

Cho dù trong phi vụ này người Hoa đã phải nhường bước, nhưng những diễn biến liên quan khiến cho thế giới cảm nhận rõ hơn về tiềm lực kinh tế khổng lồ của họ. Tại nước Mỹ, với những người ra sức cản đường Cnooc thì đó là một thắng lợi trong bối cảnh mối lo sợ sự ảnh hưởng của Trung Hoa đang ngày một gia tăng.

Nhưng với nhiều người khác, thì đó lại là một sai lầm lớn của Hoa Kỳ.

Riêng với người Hoa, có lẽ nhiều bài học đắt giá sẽ được rút ra và sự tháo lui đó được tờ New York Times bình luận như một chiến thuật mà Binh Pháp Tôn Tử nổi tiếng của Trung Hoa đã nêu ra từ hơn 2500 năm trước.

Sự "sợ hãi" của nước Mỹ?

Việc một công ty TQ ra sức mua lại tập đoàn dầu khí lớn đã dấy lên những lo âu trong lòng nước Mỹ: từ việc cắt giảm lao động đến nguy cơ giá dầu tăng cao và cả những quan ngại về an ninh năng lượng.

Nhưng ngay cả khi Quốc hội Hoa Kỳ thành công trong việc ngăn chặn người Hoa thâu tóm Unocal, thì tiềm lực tài chính và tham vọng kinh doanh của các đại gia TQ không hề suy giảm.

Soạn: AM 508585 gửi đến 996 để nhận ảnh này
... vì bị Chevron "vượt mặt" nhờ sự lobby thành công với Quốc hội Hoa Kỳ.

Vụ đổ bể trên có lẽ ngay lập tức sẽ tác động đến thái độ của công chúng TQ về nước Mỹ. Bởi, như nhận định của ông Jin Canrong (Phó chủ nhiệm khoa Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Hoa),  thì đối với người Hoa, "đây là một thương vụ mang tính biểu tượng cao mà họ có thể tự hào về mình". Vì vậy, "rõ ràng là họ sẽ cảm thấy đôi chút hụt hẫng" , ông Jin nói.

Nhưng mọi chuyện không chỉ đơn giản như vậy. Bởi giờ đây TQ đang tiến tới vị thế một siêu cường kinh tế với những con bài đầy sức nặng mà nước Mỹ cần cân nhắc.

Tránh được mối lo tập đoàn dầu khí lớn thứ 9 bị người Hoa thao túng, người Mỹ không hết lo âu khi TQ đang ngày càng tỏ rõ năng lực bành trướng kinh tế của mình.

Mối quan ngại đó rõ ràng hoàn toàn có lý. Sự đổ bể của phi vụ làm ăn trên sẽ khuyến khích các công ty dầu khí TQ quay sang đầu tư vào các quốc gia như Sudan và Myanmar, nơi giới lãnh đạo vốn có quan hệ chẳng mặn mà gì với Nhà Trắng, đồng thời rất hoan hỉ chào đón bất cứ dự án đầu tư nào. Các công ty Trung Quốc cũng có thể mua nhiều dầu mỏ và khí đốt hơn từ Nga và Iran.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng dự đoán Hoa Kỳ chắc chắn sẽ phải hứng chịu những đòn trả đũa thương mại với quy mô nhỏ hơn từ phía TQ.

Người Mỹ có thể sẽ phải cay đắng ngồi nhìn những đơn đặt hàng khổng lồ được chuyển tới hãng sản xuất máy bay Airbus, hoặc các hợp đồng dầu khí lớn sẽ được Bắc Kinh đặt lên bàn thương thảo với các tập đoàn như BP hay Sell.

Tất cả những đại gia "may mắn" trên đương nhiên sẽ không phải là "người Mỹ". Đó chính là điều mà nền chính trị Hoa Kỳ đã quên không tính tới hoặc có thể đã không thể ngờ tới được.

Bài học của người Hoa

Soạn: AM 508587 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Giờ đây, ông Phó Thành Hội (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CNOOC) đã trả một khoản học phí lớn cho chính mình và cho cả giới doanh nhân Trung Hoa khi muốn "làm ăn với Mỹ".

Với người Hoa, sự rút lui của Cnooc thậm chí có thể được nhìn nhận như một sự mở đường cho những phi vụ làm ăn ít bị chính trị hóa hơn tiến lên phía trước.

Hợp đồng hôm thứ Sáu tuần trước của Công ty Nanjing Automobile of China nhằm mua lại một nhà máy cơ khí và các tài sản khác từ tập đoàn phá sản MG Rover Group của Anh là một ví dụ. Nanjing Automobile sẽ chuyên chở các thiết bị của nhà máy cơ khí đó về Trung Quốc để sản xuất động cơ tại đó.

Hợp đồng đó bộc lộ một trong những khâu yếu nhất của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc: thiết kế và chế tạo các động cơ quan trọng. 

Khả năng của Trung Quốc trong việc trở thành nhà chế tạo ô tô có tính cạnh tranh quốc tế có thể còn quan trọng hơn nhiều đối với sự phát triển kinh tế về lâu dài, hơn là khả năng của họ trong việc mua lại các nguồn dầu mỏ và khí đốt ở hải ngoại.

Đó cũng là một trong những lý do mà nhiều chuyên gia cho rằng TQ nên cân nhắc kỹ càng hơn về các dự án đầu tư ra nước ngoài nhằm phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu TQ có thực sự cần thiết phải sở hữu thêm những nguồn năng lượng như vậy nữa không?

Các công ty Nhật Bản mua các mỏ dầu nước ngoài vào những năm 1970 cũng chỉ nhằm đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ qua việc mua dầu trên thị trường quốc tế.

Soạn: AM 508591 gửi đến 996 để nhận ảnh này

UNOCAL đã trở thành nổi tiếng hơn nữa sau thương vụ bất thành này. Nhưng giới quan sát đã nhắc những đại gia quốc tế nhớ lại Binh pháp Tôn Tử khi xem đây là một bước lùi chiến thuật của Trung Quốc.

Từ một góc độ khác, Phó giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, William C. Ramsay, cho rằng việc Trung Quốc, với tiềm lực tài chính mạnh, mua lại công ty dầu khí lớn của nước ngoài lại có thể có lợi cho thị trường năng lượng toàn cầu. Vì những khoản đầu tư mới sẽ được rót thêm vào những mỏ dầu đang bị sao nhãng.

Nhưng hẳn người Hoa cũng nên để tâm tới hoài nghi của ông này rằng liệu những gói thầu như trong vụ Cnooc có thực sự giúp tăng cường an ninh năng lượng cho TQ không, khi các mỏ dầu đó lại nằm ngoài lãnh thổ nước này.

Thương vụ bất thành với Unocal của Cnooc cũng hé mở những gợi ý về một hướng đầu tư khác. TQ. Với nguồn dự trữ ngoại hối sẵn sàng cho việc đầu tư lên tới 711 tỷ USD, TQ đang tạo cho các doanh nghiệp của mình một tiềm lực kinh tế mạnh mẽ trên bước đường vươn ra thế giới.

Vấn đề là ở chỗ: các công ty TQ nên rút ra một bài học rằng họ hoàn toàn có thể giành được những hợp đồng khi chúng không đe dọa một cách trực tiếp tới lợi ích kinh tế to lớn của nước Mỹ?!.

Sự thành công của Levono trong việc mua lại khâu sản xuất máy tính cá nhân của hãng IBM là một ví dụ. Mặc dù trước đó. hợp đồng này cũng phải đối mặt ít nhiều tới những phản đối trong lòng nước Mỹ.

Còn hợp đồng mua lại Unocal đã động chạm đến Chevron, công ty thắng thầu, vốn đã tiến hành chiến dịch vận động hành lang chống lại Cnooc một cách quyết liệt tại quốc hội Hoa Kỳ.

Ông Christopher H. Stephens, chuyên viên cao cấp trong lĩnh vực hợp nhất và sáp nhập ở TQ thuộc hãng luật Coudert Brothers, thì khuyên rằng các công ty của TQ sẽ phải để tâm nhiều hơn khi đầu tư vào các dự án về năng lượng ở Hoa Kỳ, vì đó là ngành có tầm quan trọng chiến lược với nước Mỹ.

Các công ty TQ cũng cần phải lưu ý hơn tới các vụ mua bán các công ty có tổ chức công đoàn chặt chẽ. Thậm chí, cả đối với những hãng không có công đoàn, để tránh những mối lo sợ của chính giới rằng người mua sẽ dời các tổ hợp sản xuất về TQ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ.

Lobby - phần tất yếu khi "làm ăn với Mỹ"

Vụ Unocal cũng cho thấy, Cnooc là một công ty lớn của TQ với tiềm lực tài chính dư sức tham gia vào các cuộc chơi kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những công ty có phong cách quản lý "cận phương Tây" nhất ở Trung Hoa lục địa.

Soạn: AM 508589 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dù sao thì CNOOC cũng đã làm người Mỹ phải giật mình vì tiềm lực kinh tế và tham vọng kinh tế của người Hoa.

Cnooc đã có trong tay những luật sư giỏi nhất của hãng luật Akin Gump Strauss Hauer & Feld ở Washington DC. Thậm chí, họ thuê cả nhà vận động hành lang kỳ cựu Charlie Black để giúp thuyết phục những nhân vật trong Đảng Cộng Hòa.

Nhưng tất cả những điều đó xem ra chưa đủ để tạo nên một "tay chơi chuyên nghiệp" khi tiến vào đất Mỹ. Cnooc vẫn phải rút ra một bài học cay đắng rằng, làm ăn với Mỹ thì không thể ỷ vào sức mạnh kinh tế và năng lực hiểu biết hệ thống pháp luật phức tạp của nước này, cũng như không thể chỉ quan tâm tới nhánh hành pháp ở Washington. Họ còn cần phải biết nghe ngóng từng động thái và có chiến dịch lobby bài bản ở Quốc hội Hoa Kỳ.

Đó có thể là một cách tiếp cận mới mẻ và khó khăn đối với những nhà lãnh đạo kinh doanh từ các nền kinh tế đang chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng "làm ăn với Mỹ" là như thế.

Nên nhớ, các công ty Nhật Bản đã đối phó với chủ nghĩa bảo hộ Hoa Kỳ vào những năm 1980 bằng việc thuê hàng trăm nhà vận động hành lang ở Washington, bao gồm cả các cựu quan chức chính phủ. Nhưng những công ty TQ như Cnooc xem ra mới chỉ chập chững tiếp cận hệ thống chính trị Hoa Kỳ theo hướng đó.

Cnooc đã trả một khoản học phí lớn cho chính mình và cho cả giới doanh nhân Trung Hoa. Sẽ không mấy bất ngờ nếu một ngày kia họ "tái xuất" với một phong thái chuyên nghiệp, trưởng thành và quyền uy hơn.

Hơn ai hết, người Hoa đã sớm đọc và thấm nhuần Binh Pháp Tôn Tử. Và thế giới cũng có thể học được nhiều điều từ đó.

  • Bùi Quang (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,