221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
693696
Trung Quốc, Ấn Độ sẽ làm nên một thế kỷ châu Á
1
Article
null
Trung Quốc, Ấn Độ sẽ làm nên một thế kỷ châu Á
,

Cựu Thủ tướng nổi tiếng Singapore - nhà chính trị lỗi lạc Lý Quang Diệu đã có cuộc trả lời phỏng vấn tờ SPIEGEL về sự nổi lên của châu Á như một cường quốc kinh tế, những tham vọng của Trung Quốc và cơ hội duy trì năng lực cạnh tranh của phương Tây. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một phần nội dung cuộc phỏng vấn:

Soạn: AM 514922 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thượng Hải - Điển hình phát triển của Trung Quốc.

Trọng lực kinh tế chính trị đang dịch chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Liệu châu Á có trở thành một lực lượng kinh tế chính trị thống trị trong thế kỷ này?

Tôi không nói đó là một lực lượng thống trị. Những gì đang diễn ra là sự phục hồi của cân bằng quyền lực thế giới từng tồn tại vào đầu thế kỷ 19 hoặc cuối thế kỷ 18 khi Trung Quốc và Ấn Độ cùng nhau chiếm tới hơn 40% tổng GDP của thế giới. Với việc 2 nước này trở thành một bộ phận của thế giới thương mại toàn cầu hoá, họ sẽ đạt được xấp xỉ mức GDP toàn cầu trước đây vốn thuộc về họ. Tuy nhiên, điều đó cũng không biến họ thành những siêu cường của thế giới.

Soạn: AM 514407 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhà lãnh đạo gạo cội của Singapore - Lý Quang Diệu.

Nhưng, các chính khách hàng đầu hiện nay thường xuyên thảo luận công khai về cái gọi là ''Thế kỷ châu Á''?

Vâng, xét trên phương diện kinh tế, có một sự chuyển dịch từ Ấn Độ dương sang Thái Bình dương và bạn có thể chứng kiến khối lượng hàng hoá vận chuyển tại các hải cảng của Trung Quốc. Mọi tuyến vận tải đường biển đều cố gắng vươn tới hải cảng Trung Quốc. Ấn Độ thì chậm hơn bởi cơ sở hạ tầng của nước này vẫn cần phải hoàn thành. Nhưng tôi nghĩ họ sẽ tham gia vào cuộc đua, xây dựng đường sá, cầu, sân bay, cảng container và họ sẽ trở thành một trung tâm chế tạo của thế giới. Như vậy, nguyên liệu thô sẽ chảy vào và hàng hoá thành phẩm sẽ chảy ra.

Ông từng là nhà lãnh đạo của một nhà nước rất thành công trong thời gian dài. Trở lại sau thời gian thăm Trung Quốc, liệu lúc đó ông có lo ngại cho tương lai của Singapore?

Điều đó xảy ra vào cuối những năm 80. Ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu năm 1978. Ông ấy thăm Bangkok, Kuala Lumpur và Singapore vào tháng 11/1978. Tôi nghĩ chuyến thăm này đã khiến ông ấy bị sốc bởi ông ấy nghĩ đó là 3 thành phố tụt hậu...Do vậy, vào cuối tháng 12 năm đó, ông Đặng Tiểu Bình công bố chính sách mở cửa. Ông bắt đầu khởi động các khu vực mậu dịch tự do và từ đó mở rộng thêm các khu vực này. Giờ đây Trung Quốc đã gia nhập WTO và toàn bộ đất nước này là một khu vực mậu dịch tự do.

Tuy nhiên, sự thành công của Trung Quốc không nguy hiểm đối với Singapore?

Soạn: AM 514912 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Singapore - một trong những nước có mức sống cao nhất thế giới.

Chúng ta đã chứng kiến sự chuyển đổi này và tốc độ nó diễn ra. Như nhiều người nói với tôi, điều đó ''thật đáng sợ''. Họ học quá nhanh. Người Singapore tới làm ăn kinh doanh ở Thượng Hải hoặc Tô Châu và họ thuê nhân công Trung Quốc với mức lương thấp hơn mức lương trả cho người Singapore gốc Hoa. Sau 3 năm, họ nói: ''Hãy xem, tôi có thể làm được việc đó, tôi muốn được trả ngang bằng'', như vậy đó thực sự là một thử thách đối với chúng tôi phài giải quyết và không đụng độ với họ. Chúng tôi phải chuyển tới những khu vực mà họ không thể.

Ví dụ như?

Ví dụ như những nơi đòi hỏi luật sở hữu trí tuệ và an ninh hệ thống sản xuất... bởi vì đối với họ để thiết lập được cái đó phải mất từ 20 đến 30 năm. Chúng tôi đang tập trung vào thuốc thực vật, dược và tất cả các sản phẩm yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Không một công ty dược phẩm nào được phép hoạt động mà không có bằng sáng chế. Do vậy, đó là lý do họ hoạt động tại đây, ở Singapore chứ không phải là ở Trung Quốc.

Nhưng người Trung Quốc cũng đang chuyển dịch. Họ đã mua cổ phần trong IBM và đang cố mua hãng dầu khí khổng lồ Unocal của Mỹ?

Soạn: AM 514409 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trung Quốc đang thay đổi thần kỳ.

Họ đang học. Họ đã học hình thức mua lại hoặc sáp nhập từ người Mỹ. Họ biết rõ rằng, nếu họ cố bán máy tính mang nhãn hiệu Trung Quốc ở Mỹ sẽ phải mất hàng thập kỷ, nhưng nếu họ mua IBM, họ có thể đưa công nghệ của họ và chi phí sản xuất thấp vào thương hiệu IBM, đương nhiên như vậy họ tiếp cận vào thị trường Mỹ nhanh hơn nhiều.

Phương Tây lo lắng?

Thật ngu ngốc khi lo lắng vì điều đó. Thực tế đó sẽ diễn ra. Tôi tự an ủi mình theo cách ấy...

Và sự an ủi đó không đủ cho tương lai?

Trong 50 năm, tôi chứng kiến Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được trình độ công nghệ cao. Hãy nhìn vào số lượng và chất lượng các kỹ sư và nhà khoa học mà các nước này sản sinh ra...Trung Quốc đã có một chương trình không gian, họ sẽ đưa người lên mặt trăng và không ai bán cho họ công nghệ đó. Chúng ta phải đối mặt nhưng không nên sợ. Đức đang dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực mà họ không thể bắt kịp trong nhiều năm, ngay cả nhiều thập kỷ. Tôi nghĩ Trung Quốc còn lâu mới đuổi kịp Đức trong lĩnh vực dược phẩm.

Điều đó không nuôi được bất cứ ai đang làm việc cho hãng Opel?

Soạn: AM 514914 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhộn nhịp Hải cảng Thượng hải.

Xe hơi là một hàng hoá - 4 bánh, một khung, một động cơ - Mỗi chiếc xe đều có thể điều chỉnh nhưng chung quy nó vẫn là hàng hoá và Trung Quốc có thể sản xuất hàng hoá.

Khi ông quan sát Tây Âu, ông có nghĩ sẽ có một sự sụp đổ xã hội bởi sức mạnh của quá trình toàn cầu hoá?

Không, ...người công nhân - dù muốn hay không - sẽ phải nhận ra rằng, cái thế giới Âu châu đầm ấm mà họ tạo ra sau chiến tranh đã hết.

Nghĩa là?

Hợp đồng xã hội đưa người công nhân vào vị trí các ban của công ty và mọi người vui vẻ với điều kiện này: Tôi làm việc chăm chỉ, tôi chấn hưng sự thịnh vượng của nước Đức và nhà nước sẽ phải quan tâm đến tôi. Tôi có quyền được tới tắm nước khoáng Baden hàng năm. Cái hệ thống cũ này sẽ biến mất trong nháy mắt khi 2-3 tỷ người tham gia cuộc đua - 1 tỷ ở Trung Quốc, 1 tỷ ở Ấn Độ và khoảng nửa tỷ ở Đông Âu và Liên Xô cũ.

...

  • Trần Kiên - (lược dịch)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,