221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
698932
Có một nền văn hoá tự tử
1
Article
null
Có một nền văn hoá tự tử
,

Sự bùng nổ của các cộng đồng tự tử và các trang web hướng dẫn tự tử ở nhiều nước khiến nhiều người đặt câu hỏi: phải chăng đã hình thành một nền văn hoá tự tử thực sự?

'Tôi có thuốc viên và than đá. Tôi đang tìm người muốn chết cùng'', ''Tôi 23 tuổi, muốn chết, có thể đi bất cứ đâu'', đó là những quảng cáo cá nhân xuất hiện trên bảng tin chung của một website câu lạc bộ tự tử.

Một website tự tử ở Nga

Các cộng đồng tự tử trên Internet đang thu hút tới hàng nghìn thành viên, hầu hết là trẻ tuổi, có mặt trên mạng không kể ngày đêm để kiếm người đồng hành tới cõi chết.

Vì sao nhiều người thích tự tử?

Trên thực tế, tự sát không phải là xu hướng mới xuất hiện.

Theo thống kê, hầu hết những người muốn quyên sinh trong vài chục năm gần đây đều là các cá nhân có học thức, thông minh và sáng tạo.

Nổi đình đám nhất và cũng tốn giấy mực nhất là vụ tự tử của các ngôi sao phương Tây như Marylyn Monroe năm 1962, người trụ cột của nhóm nhạc Nirvana Kurt Coban năm 1994.

Các nhà tâm lý học, những người hâm mộ và bất cứ ai quan tâm đều bất ngờ khi biết các nhân vật trên tự huỷ hoại bản thân khi họ đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.

Nhiều chuyên gia đã cố lý giải nguyên nhân những cái chết nổi tiếng trên với tật nghiện rượu, ma tuý cũng như suy nhược tinh thần, gặp biến cố mà một số nhân vật nổi tiếng khác từng vấp phải. Tuy nhiên, cho đến nay mọi nỗ lực đều không kết quả và mọi việc vẫn nằm trong vòng bí ẩn.

Theo quan điểm truyền thống của đạo Cơ đốc, tự tử là một trọng tội dù Kinh thánh không lên án việc làm này. Tuy vậy, văn minh phương Tây cho rằng quan điểm trên là một nguyên tắc hiển nhiên và cơ bản. Một nguyên tắc mà sau này được chứng minh là hợp pháp.

Trước năm 1961 tại Anh, việc tự tử không thành được coi là một tội. Người muốn tự tử sẽ bị gửi tới viện tâm thần nếu tìm cách tự huỷ hoại bản thân. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ xếp họ vào nhóm thần kinh không cân bằng.

Những đánh giá như trên nay đã thay đổi. Trong thời hiện đại, các nhà tâm lý cho rằng tự tử không dính dáng đến tình trạng rối loạn tâm lý, trừ một số trường hợp đặc biệt. Ngày nay, các chuyên gia lý giải, hiện tượng tự tử gắn liền với nguyện vọng được thoát khỏi sự nhàm chán và tẻ nhạt của cuộc sống hàng ngày, muốn có một bước đi ngoài hiện thực.

Uống thuốc ngủ để tự vẫn.

Ngoài những lý do nêu trên, tự tử có một phần do yếu tố văn hoá.

Nền văn hoá Nhật đã có tác động lớn đối với tỷ lệ các vụ tự tử ngày càng tăng ở phương Tây nói chung và ở riêng nước Nga. Theo quy luật xa xưa ở Nhật, tự tử là cách thích hợp để chấm dứt cuộc sống. Một nhà văn lừng danh của Nhật kiêm nhà soạn kịch Jukio Misima thường đề xướng việc tự tử trong các tác phẩm của mình. Ngoài ra, chủ đề tự tử cũng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm ăn khách của nhà văn Nhật Haruki Murakami.

Bùng nổ website hướng dẫn tự sát

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng các website toàn cầu đã tạo nên một nền văn hoá tự tử thực sự.

Naoki, 34 tuổi, nhân viên ngân hàng, nghỉ việc từ 6 tháng nay do stress, bộc bạch lý do tại sao lại tham gia vào một nhóm tự tử. ''Tôi chán nản - đó là một bệnh. Tuy nhiên, thật thà mà nói, tôi luôn muốn tự tử. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm việc này với một nhóm người. Tuy nhiên, khi mở một website về tự tử, tôi nghĩ: À, nếu tham gia, mình sẽ không phải ra đi một cách đơn độc. Nó giống như qua đường lúc đèn đỏ....bạn sẽ không sợ hãi nếu đi cùng người khác''.

Tại Nhật Bản, Internet đang là nguyên nhân chính dẫn tới một loạt các vụ tự sát tập thể. Theo đó, những người muốn giã từ cuộc sống tham gia vào một số phòng tán gẫu (chat) trên mạng để tìm đến những người cùng ý định.

Nó giống như một đam mê mới.....những người muốn tự tử liên kết với nhau qua net'', Yukiko Nishihara, một nhân viên trợ giúp ở Tokyo cho biết. ''Khi cô đơn và muốn tự vẫn, nhưng lại sợ chết, họ tìm đến một website khuyến khích. Đó là một nhân tố phi nhân đạo''.

Bắt đầu từ Nhật, các cộng đồng tự tử, các trang web hướng dẫn tự tử và tìm người đồng hành tới cõi chết đang vươn dần sang nhiều nước.

Xu hướng trên đã tìm được chỗ đứng trong xã hội Nga và nó đã phát huy thế mạnh đáng sợ của mình tại quốc gia vốn là một trong những nơi có số vụ tự tử dẫn đầu trên thế giới. Hàng loạt câu lạc bộ tự tử đã mọc lên ở Moscow, St Petersburg, Omsk và Nizhni Novgorod.

Theo thống kê của nhà chức trách, mỗi năm có khoảng 60.000 người Nga tự vẫn. Trong đó, chỉ tiếng riêng ở Moscow, mỗi ngày xảy ra ít nhất 30 trường hợp trong đó có 5-6 vụ tự tử thành công. Hiện nay, tự tử cũng đang là cách được giới trẻ nước này, đặc biệt là học sinh, ''ưa dùng'' nhất để giải quyết các vấn đề cá nhân. 

  • Hoài Linh (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,