221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
700616
Lang thang trên đất Việt Nam đang thay đổi
1
Article
null
Lang thang trên đất Việt Nam đang thay đổi
,

Gần 2 thập kỷ qua, hai đô thị lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã thay đổi chóng mặt, nhưng thay đổi ở Huế là sự pha trộn giữa ''khát vọng'' và ''lưỡng lự'', đó là cảm nhận của nhà báo Amanda Hesser của tờ New York Times. 

Điểm tâm sáng tại khách sạn Morin Hotel ở Huế tựa như trò Rulet của Nga. Khi tôi và chồng mình - anh Tad - đang ngồi thảnh thơi nhấm nháp ly cà phê Việt Nam trong sân nhỏ của khách sạn, bỗng vài quả hạch từ tán cây trên đầu rơi xuống sảnh như những trái bom. Tôi hỏi anh bồi có tên Dinh - một thanh niên mảnh khảnh - rằng nó đã bao giờ rơi trúng đầu ai đó chưa. Anh trả lời ''có''. 

Nếu không có giây phút ''giật mình như vậy'' thì khung cảnh ở Morin khá thoải mái, một nơi mát mẻ để tránh cái nóng ngột ngạt và tiếng còi xe nhức đầu ngay giữa Trung tâm Huế. Những chú chim sáo với bộ lông vàng sáng nhảy nhót, nhặt nhạnh thức ăn còn vương lại trên bàn.

''Chúng đi theo những nông dân. Thường có 10 con, nhưng bây giờ chỉ còn 4 hoặc 5'', Dinh cho biết

''Có thể chúng sang khách sạn khác'', Tad đoán.

"Không phải," Dinh trả lời nghiêm túc ''Không có nơi nào tốt hơn ở đây''

Soạn: AM 532333 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cố đô Huế (Ảnh Chau Doan/OnAsia)

Hiện tại, điều đó là sự thật, nhưng Morin, một khách sạn 4 sao được xây dựng từ năm 1901, không phải là khách sạn duy nhất ở Cố đô Huế. Sự bùng nổ du lịch kéo theo hàng loạt công trình xây dựng khách sạn 5 sao xung quanh thành phố. Một toà nhà 12 tầng đang mọc lên ngay cạnh Morin. Tôi hỏi Dinh xem anh có lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt sắp tới. 

''Không'', Dinh trả lời ''Tại sao bà lại muốn ở trong toà nhà cao như vậy?''

Gần 2 thập kỷ qua, hai đô thị lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã thay đổi chóng mặt. Nhưng tại đây, ngay giữa đất nước, dường như có cái gì đó ''bình thản''. Những thay đổi tại đây là sự pha trộn giữa ''khát vọng'' và ''lưỡng lự''.

Khi những chú bé hàng rong hàng ngày vẫn đi bán thẻ hương, sự thay đổi đang diễn ra ngay trên đường phố với hàng loạt cửa hiệu. Và mặc dù xe máy ngày càng thông dụng và phổ biến, người ta vẫn không khó khăn để thấy một con trâu.

Nhưng khác với vẻ ''toại nguyện'' của Dinh, chúng tôi thấy có những người khác ''không chịu đầu hàng'' cho đến khi bạn mua hàng của anh ta. Ngay đêm đặt chân tới Huế, chúng tôi ăn tối tại Lạc Thanh, một nhà hàng bạn bè giới thiệu rất tuyệt. Khi chiếc xích lô chở chúng tôi dừng trước nhà hàng, những chú bồi của nhà hàng Lạc Thanh và 2 nhà hàng gần đó vây quanh chúng tôi. Tất cả mời chào ''Vào đây, Vào đây''. Chúng tôi quyết định lên tầng hai nhà hàng Lạc Thanh. Tường nhà hàng quét sơn xanh nước biển và những người phục vụ bận rộn thu dọn bàn.

Một người đàn ông thấp đậm tiến lại bàn của chúng tôi, trên tay đầy những đồng tiền xu. Ông nói: ''Xin chào, quý vị từ đâu tới? Với ngôn điệu nhanh, ông tiếp tục: ''Tôi có nhiều tiền xu Việt Nam rất đẹp''. 

"Đây là cô Scarlet, và tôi là Đại tá Mustard," Tad bông đùa.

Biết không bán được hàng, ông rời đi. Rồi người phục vụ nhà hàng cũng đến. Anh đến hỏi những món chúng tôi muốn dùng và một lúc sau anh trở lại, mang theo không phải là bia như chúng tôi yêu cầu mà là những bức tranh vẽ trâu anh ta muốn bán. Rồi cuối cùng bia của chúng tôi cũng tới.

Người hướng dẫn của chúng tôi trong mấy ngày thăm Huế là Đỗ Bá Đạt, một thanh niên trầm lặng với cặp mắt đen. Dưới sự hướng dẫn của Đạt, chúng tôi thăm sông Hương, thăm Dinh Gia Long, chùa Thiên Mụ... Khi đang du thuyền trên sông Hương, Đạt chỉ lên toà tháp hiện đại trên bờ, và nói với giọng tự hào ''Đó là đài lọc nước''.

Xung quanh Huế là vô số những lăng mộ vua chúa. Chúng tôi cũng có thời gian thăm Lăng Tự Đức. Sau đó, chúng tôi uống cà phê bên dòng Đông Ba, uống bia Huda, ăn cháo tôm.

Sau 3 ngày ở Huế, chúng tôi tới thăm Đà Nẵng và Hội An. Trên đường đi, chúng tôi qua những phụ nữ đội nón trắng, qua những cửa hiệu máy tính, những cánh đồng mênh mông...

Chúng tôi dừng chân tại Đà Nẵng, thăm Bảo tàng Chàm, nơi có nhiều tác phẩm điêu khắc của dân tộc Chàm phần lớn từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11. Thăm bảo tàng khiến chúng tôi có những giây phút tuyệt vời.

Soạn: AM 532347 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một góc Hội An.

Cách Đà Nẵng không xa là phố cổ Hội An, nơi bạn có thể thong dong bách bộ. Trên hẻm Phan Bội Châu, tôi thấy một người đàn ông đứng giữa đường tung những viên gạch lên tầng hai cho một người khác bắt. Họ đang xây nhà.

Ở phố cổ có rất nhiều thợ may lành nghề. Tôi hoàn toàn bị cuốn hút bởi cô thợ may tên Xuân với câu quảng cáo: ''Đừng tìm nữa, bạn đã tìm thấy một thợ may chính xác, thân thiện và trung thực nhất ở Hội An''. Ở đây, đồ hiệu Gucci dường như bị gạt ra rìa!!!

Vẻ đẹp của Hội An nằm chính ngay những ngôi nhà cổ có kiến trúc mang nặng phong cách Nhật Bản và Trung Quốc.

Đêm Hội An, trời mưa. Tôi chắc cơn mưa làm ''dịu hơn'' không khí nóng nực, nhưng không thể làm bớt đi sinh lực ở nơi đây. Các hàng cà phê Internet đông nghẹt, tiếng xe máy tăng ga trên đường và 2 nhà máy dệt tôi đi qua - tiếng máy dệt không ngừng, tất cả góp vào âm thanh đường phố Hội An - đáp ứng nhu cầu du khách, thúc đẩy nền kinh tế, đưa Việt Nam bước vào thế giới hiện đại. 

  • Trần Kiên - (lược dịch) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,