Đài phát thanh Singapore có cuộc phỏng vấn Giáo sư Danny Wong - Khoa lịch sử Đại học Malaya, Malaysia và Tiến sĩ Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam - về những thách thức Việt Nam sẽ phải đối mặt trên con đường phát triển kinh tế, chính trị.
|
Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Mỹ. |
Dưới đây là nội dung chương trình:
Chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Mỹ đúng thời điểm hai nước kỷ niệm 10 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh.
GS. Danny Wong: Trước tiên, chuyến thăm thể hiện sự cải thiện quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Thứ hai, nó làm minh bạch quan điểm của Việt Nam về một số vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới đất nước. Và thứ ba, chuyến thăm được kỳ vọng tận dụng được thành công của quan hệ đối ngoại nhằm tăng cường vài trò của chính phủ, đặc biệt trong bối cảnh sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 10 vào năm tới.
GS Wong dự đoán, các vấn đề trong nước sẽ tiếp tục chi phối nền chính trị Việt Nam trong thời điểm sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 10.
GS. Danny Wong: Đảng CS Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình cải tổ, trong đó nổi bật là vấn đề tham nhũng.
Như vậy, theo giáo sư Wong, mục tiêu cấp thiết của Đảng CS Việt Nam là đạt được những mục tiêu kinh tế chính trị đặt ra từ Đại hội trước gồm:
GS. Danny Wong: Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế lên mức trên 8% trong các năm 2004 và 2005, tăng cường nỗ lực gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tiếp tục thúc đẩy quá trình cải tổ đảng và hệ thống chính trị. Những nhiệm vụ trên thể hiện sự mong mỏi của Đảng CS Việt Nam đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế chính trị xã hội khởi xướng từ Đại hội 9.
Tiến sĩ Đinh Văn Ân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - nói về kế hoạch cải cách 5 năm.
Tiến sĩ Đinh Văn Ân: Hãy nhìn vào sự khác biệt giữa các quốc gia ASEAN, Việt Nam là một đất nước đang trải qua quá trình đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chúng tôi cũng đang chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới với vai trò là một đối tác đáng tin cậy. Do đó, đây là cơ hội đầy ý nghĩa để giới thiệu về công cuộc cải cách của Việt Nam, đặc biệt là về những định hướng phát triển trong 5 năm tới.
Tiến sĩ Đinh Văn Ân: Quá trình cải cách bắt đầu từ năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI. Về kinh tế, đây là quá trình chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Nếu tới Việt Nam trước năm 1989 có thể thấy mọi hoạt động kinh tế đều do chính phủ lập kế hoạch. Chính phủ lên kế hoạch sản xuất cái gì, bán với giá nào và bán cho ai...
Bây giờ, chúng tôi đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Mục tiêu của quá trình này là ổn định và mở cửa nền kinh tế, tăng cường sự tự do lựa chọn cho các đơn vị kinh tế và nâng cao sự cạnh tranh nhằm thay đổi cơ bản hệ thống quản lý kinh tế của đất nước. Chúng tôi đã và đang thực hiện chương trình cải cách kinh tế sâu rộng từ năm 1989, bao gồm cả các biện pháp kinh tế vi mô và vĩ mô, dỡ bỏ các rào cản thương mại trong nước và mở cửa nền kinh tế. Hiện nay, chúng tôi mở rộng quan hệ, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế với hầu hết các quốc gia trong khu vực và nhiều đối tác khác trên thế giới.
TS Ân cho biết, một phần nguyên nhân chính là việc quản lý tỷ lệ lạm phát.
Tiến sĩ Đinh Văn Ân: Chúng tôi đã đạt được tỷ lệ lạm phát thấp và có thể kiểm soát. Trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lên tới 750%. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, chúng tôi đã duy trì tỷ lệ lạm phát dưới 5%. Trong năm 2004, tại nhiều khu vực, tỷ lệ lạm phát ước tính khoảng 7,9%, và hiện nay chúng tôi đang cố gắng kiểm soát tình hình và giữ tỷ lệ lạm phát ở mức 6,5% trong năm 2005.
Việt Nam cũng đã đạt được mức tăng trưởng cao trong khu vực đầu tư trong nước, chung tôi đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và Chính phủ cam kết hỗ trợ phát triển, đầu tư và xoá đói giakmr nghèo. Nếu bạn tới Việt Nam, và liên lạc với các quan chức hàng chính, quan chức chính phủ...bạn có thể thấy được tất cả nỗ lực của chính phủ và các quan chức nỗ lực ủng hộ quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển trong khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, TS Đinh Văn Ân cũng thừa nhận, Chính phủ Việt Nam trước mắt còn nhiều thách thức.
Tiến sĩ Đinh Văn Ân: Đó là năng lực cạnh tranh yếu của nền kinh tế nói chung và đặc biệt là một số khu vực. Tôi đã tham gia chương trình nghiên cứu hàng năm của Diễn đàn kinh tế thế giới khi chúng tôi tổng hợp dữ liệu cho bản báo cáo về chỉ số cạnh tranh. Cho tới thời điểm này đã có khoảng 100 nước được khảo sát, Việt Nam đứng thứ 70. Và chúng tôi nhận thấy điểm yếu của Việt Nam, đó là sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước (SOE). Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều thực hiện cải cách đất nước, nhưng số lượng các doanh nghiệp SOE vẫn còn lớn và kém hiệu quả.
Quan trọng là nâng cao hiệu quả khu vực công nhằm hỗ trợ đầu tư tư nhân.
Tiến sĩ Đinh Văn Ân: Chúng tôi đã đạt được tiến bộ lớn trong việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Cùng với số doanh nghiệp tư nhân của năm 2000, trong 5 năm qua, chúng tôi đã nâng số doanh nghiệp tư nhân mới từ 45.000 lên 180.000 doanh nghiệp. Và chắc chắn, các doanh nghiệp tư nhân của chúng tôi vẫn rất nhỏ và năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
Việt Nam đang trên đường đạt được mục tiêu đã đề ra.
Tiến sĩ Đinh Văn Ân: Chúng tôi đã cố gắng hết mình tăng cường tính minh bạch. Chúng tôi đang tập trung chuẩn bị hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới hơn nữa. Chúng tôi đang nỗ lực đàm phán gia nhập WTO. Cho đến nay, chúng tôi đã tổ chức đàm phán với 18 quốc gia, không chắc chắn lắm nhưng chúng tôi vẫn hy vọng rằng vào cuối năm nay, chúng tôi có thể trở thành thành viên của WTO.
Chúng tôi khuyến khích sự phát triển các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, tập đoàn và tư nhân. Chúng tôi cố gắng đẩy mạnh tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chúng tôi nỗ lực cải thiện tính hiệu quả của đầu tư nhà nước và sau dó chúng tôi sẽ phát triển các thể chế trị trường và chúng tôi sẽ tiếp tục chủ động hội nhập hơn nữa với thế giới nói chung và khu vực nói riêng.
-
Trần Kiên - (theo Radio Singapore International)