221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
705342
Trông Katrina...nhớ về 11/9...
1
Article
null
Trông Katrina...nhớ về 11/9...
,

Lịch sử - bản thân nó không lặp lại, nhưng người ta lại nghe văng vẳng hiệu ứng chính trị của vụ 11/9 khắp vùng Vịnh Mexico - nơi bão Katrina vừa tàn phá.

>>>Toàn cảnh bão Katrina

Người ta nói: "Mọi sự so sánh đều khập khiễng", có lẽ câu nói ấy khá đúng với hoàn cảnh của George W. Bush lúc này bởi lẽ so sánh giữa hai thảm hoạ tại hai thành phố New York và New Orleans xem ra cũng chẳng giúp Tổng thống Mỹ khôi phục được hình ảnh của mình.

Soạn: AM 544199 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tổn thất chính trị đầu tiên do bão Katrina gây ra là sự ra đi của Giám đốc Cơ quan cứu trợ khẩn cấp (FEMA) Michael Brown. "Nạn nhân" cuối cùng có thể sẽ chính là là đương kim Tổng thống Bush.

Không ai biết trước số phận của mình nhưng xét trong chừng mực nào đó, ông Bush có thể biết. Hai thảm hoạ: 1 tự nhiên, 1 do con người tạo nên, đều là những cú đòn giáng mạnh vào uy tín chính trị của ông. Điểm khác là trong hai thảm hoạ ấy, "thảm hoạ mang tên "New Orleans" dường như tồi tệ hơn.

Xét về bức tranh toàn cảnh, khi thảm hoạ 11/9 xảy ra, nhiệm kỳ của ông Bush mới chỉ bắt đầu. Hầu như ông Bush chưa tạo ra ấn tượng gì đối với dân chúng ngoài một sự khởi đầu chậm chạp sau cuộc chạy đua khốc liệt năm 2000. Nhưng khi bão Katrina đổ bộ vào các bang miền nam nước Mỹ, mọi sự đã khác. Giá dầu đang tăng vùn vụt, cuộc chiến Iraq đang gây nhiều tranh cãi và chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ vì tổn thất của nó: hàng trăm tỉ USD đã đổ ra và hàng nghìn mạng lính Mỹ đã nằm xuống. Uy tín của ông Bush đang tụt xuống một cách thảm hại.

Nước Mỹ: Đoàn kết >< Chia rẽ

Sự kiện 11/9 đã đoàn kết người Mỹ dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi để tăng cường sức mạnh quốc gia. Tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp, giới tính ở New York, Washington và trên chuyến bay số 93 đều chịu chung số phận, chẳng phân biệt ai - ít nhất đó là cảm nhận của tất cả những ai theo dõi truyền hình khi ấy. 

Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Bush giảm đáng kể so với tuần lễ trước khi ông tái cử

Theo một cuộc thăm dò dư luận mới nhất, 57% người Mỹ cho rằng chính phủ đã phản ứng chậm trước sự việc diễn ra tại New Orleans. Đó là lý do khiến họ mất niềm tin vào khả năng giải quyết thảm hoạ của chính phủ. 47% cho rằng sự việc này khiến họ mất niềm tin vào khả năng ngăn chặn một vụ khủng bố tương tự vụ 11/9 của chính phủ.

Riêng với Tổng thống Bush, 52% người được hỏi cho rằng họ không tin Tổng thống sẽ đưa ra những quyết định "đúng đắn trong thời điểm khủng hoảng". 52% cũng cho rằng ông sẽ không có quyết định đúng đắn nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng quốc tế.

49% người Mỹ cho rằng Tổng thống có đủ phẩm chất lãnh đạo, giảm so với thời điểm 1 tuần trước khi ông Bush tái cử (63%). Chỉ 42% người được hỏi cho rằng Tổng thống quan tâm tới tất cả mọi người bình đẳng, giảm so với tuần trước khi ông Bush tái cử 8%. 49% khác cho rằng ông Bush thông minh và nắm bắt tốt tình hình, giảm 10% so với tuần lễ trước khi ông tái cử.

Nhưng thảm hoạ Katrina thì khác, đặc biệt đối với ông Bush. Những gia đình giàu có dọc vùng Vịnh Mexico và sông Mississippi đã bị mất tài sản, thậm chí thiệt mạng. Các dinh thự của dòng họ Kennedy dọc bờ biển đã bị tàn phá tới mức không còn một mẩu gỗ; những lâu đài cổ của người Pháp đã chìm trong nước lũ.

Song ở New Orleans, các phương tiện truyền thông lại chỉ tập trung nói đến người nghèo, phơi bày cảnh khổ của họ. Cộng đồng da đen nghèo khổ ở thành phố này chiếm phần lớn dân số. Thường ngày, họ ít khi xuất hiện trên truyền hình trong các chương trình quảng bá du lịch nhưng nay, ai cũng biết đến họ qua truyền hình, lý do vì con số thiệt mạng trong cộng đồng này quá lớn. Và hiển nhiên, khi người ta chú ý tới con số thiệt mạng của người da đen thì người ta cũng sẽ dồn sự phẫn nộ lên ông Bush và đảng Cộng Hoà - những người đã bàng quan nếu không muốn nói là "phân biệt đối xử" với người da đen.

Tổn thất: Công nghệ >< Tự nhiên

Hai thảm hoạ giáng xuống hai "trung tâm thương mại" lớn nhưng lại đối lập nhau. Hạ Manhattan đã từng và vẫn là trung tâm của nền thương mại kỹ thuật số, thương mại bàn giấy, chưa kể Vùng 0 từng là trung tâm giao dịch chứng khoán. Bằng những cái đầu "điện tử', đội ngũ thông tín viên và kỹ sư máy tính đã khôi phục lại các chức năng thiết yếu của khu vực này bằng cách tạo ra một thế giới "kỹ thuật số" khác. Sở giao dịch chứng khoán New York hoạt động trở lại chỉ sau vài ngày là một thành công kỳ diệu của công nghệ.

Nhưng New Orleans thì khác. Đó không phải là thế giới kỹ thuật số mà là một thế giới rất "tự nhiên". Nơi đây không tồn tại những khái niệm đại loại như "gigabyte" mà chỉ có hình ảnh những chiếc xà lan, tàu đánh cá. Khôi phục hoạt động thị trường tại New Orleans cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với ở New York. Các chuyến hàng chở lúa gạo sẽ phải xếp hàng chờ tại những bến cảng "không còn tồn tại", những dàn khoan dầu ngoài khơi vùng Vịnh sẽ phải chờ tiền để tái thiết... Rõ ràng, trách nhiệm của ông Bush sẽ nặng nề hơn rất nhiều.

Soạn: AM 544203 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đối với người dân 3 bang miền nam nước Mỹ, bão Katrina đã gây ra nhiều tổn thất về người và của. Còn đối với Tổng thống Bush, bão Katrina đã cuốn trôi mất niềm tin của người dân Mỹ gửi gắm ở ông.

Khả năng thành công

Đây có lẽ là điểm sáng duy nhất đối với tương lai chính trị ông Bush - nếu như người ta có thể gọi như vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld từng nói: "Sẽ không có công cụ nào để cân đong đo đếm xem ở Iraq, liệu số lượng khủng bố chúng ta tiêu diệt có lớn hơn số khủng bố chúng ta tạo ra không. Chúng ta không thực sự biết "cuộc chiến chống khủng bố" sẽ tiếp diễn ra sao và có nhiều lý do để lo ngại cuộc chiến ấy sẽ vô vọng".

Nhưng trong "trận chiến ở New Orleans", dù tình hình rất bi đát, nhưng cuối cùng Tổng thống Bush vẫn có cơ hội "chiến thắng". Tất nhiên, chiến thắng không phải tuỳ thuộc vào thời gian khu phố Bourbon của người Pháp được phục hồi, cũng không tuỳ thuộc vào việc liệu dòng họ Kennedy có tái thiết lại những dinh thự tráng lệ bên bờ biển hay không. Chiến thắng của ông Bush sẽ phụ thuộc vào nét mặt của cộng đồng da đen tại New Orleans - khi những nụ cười thay thế sự tuyệt vọng và phẫn nộ.

  • Tân Huyền - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,