221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
705720
Tưởng niệm 11/9 trong "giông bão" Katrina
1
Article
null
Tưởng niệm 11/9 trong 'giông bão' Katrina
,

(VietNamNet) - Lễ tưởng niệm ngày 11/9 diễn ra tại New York trong khi cơn cuồng phong mang tên Katrina đang ám ảnh người Mỹ. Nhiều người có mặt tại Ground Zero nói họ muốn chính phủ quay lại lo lắng những vấn đề đối nội...

Rất nhiều người tham dự bày tỏ quan điểm chống lại việc chính phủ Mỹ tham gia chiến tranh Iraq và muốn quay về những vấn đề đối nội nhiều hơn là cuộc chiến chống khủng bố ở nước ngoài.

Soạn: AM 545113 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một em bé mặc áo lính cứu hỏa New York đứng trước hàng rào WTC. Ảnh: Lệ Thuỳ.

Đặc phái viên của VietNamNet tại New York đã phỏng vấn những người có mặt tại lễ tưởng niệm ngày 11/9 ở Tòa tháp đôi, New York...

New York vẫn chưa hồi phục

Những giọng nói buồn rầu, chậm rãi, đôi khi run lên nức nở không nén được, lần lượt xướng tên những người chết trong ngày 11/9 vang lên khắp khu đất trống mênh mông Manhattan (New York), nơi từng đứng sừng sững hai tòa tháp đôi.

Peter, em sẽ thức dậy với anh một lần nữa ngày mai”. “Catherine, bố mẹ nhớ con mãi mãi”.... Những bàn tay bám chặt vào hàng rào sắt ngăn cách với khu đất ngổn ngang những đống gỗ cháy xém. Những mái đầu gục xuống đầy nước mắt và đau đớn.

Soạn: AM 545123 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Anh Jeffrey Jwegel đã mất rất nhiều bạn trong vụ tấn công. Công ty của anh nằm đúng ở tầng 101 nơi máy bay đâm vào. Ảnh: Lệ Thuỳ.

Sau bốn năm, New York vẫn chưa hồi phục.

Người New York không quên rằng những nỗ lực chống khủng bố của chính phủ đã có hiệu quả là nước Mỹ đã không bị tấn công một lần nữa trong bốn năm qua. Nhưng họ đến với lễ tưởng niệm ngày 11/9 năm nay với những tình cảm lẫn lộn hơn bao giờ hết.

Cựu nhân viên cứu hỏa New York Paul Isaas Jr phản đối những người trương biểu ngữ trong lễ tưởng niệm với lập luận rằng chính phủ Mỹ tổ chức vụ tấn công để lấy cớ xâm lược Afghanistan và Iraq.

Các anh chị đang đùa với tình cảm của những gia đình mất người thân ở đây”, Paul nói.

Nhưng anh cũng không chắc chắn là mình ủng hộ chiến tranh ở Iraq. “Chính phủ nói và làm nhiều điều ở Iraq và Afghanistan, nhưng lại không giúp được chính người Mỹ ở trong nước. Tối thiểu thì cũng phải cho được họ (những người bị bão Katrina) thức ăn và nước uống chứ”.

Anh lính không quân Daniel Jorge mặc quân phục với một lá cờ Mỹ cắm trên ngực áo, dự lễ tưởng niệm tại WTC từ sáng sớm.

Soạn: AM 545117 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông bà Mary và Arthur Lou Waters đi xe máy từ Philadenphia lên dự lễ tưởng niệm. Ảnh: Lệ Thuỳ.

Daniel cho biết: “Cơn bão Katrina làm thay đổi hoàn toàn quan điểm của tôi. Nước Mỹ không nên đứng tuyến đầu trong cuộc chiến Iraq nữa mà nên để các nước A-rập khác giúp người anh em của chính họ. Chính phủ nên quan tâm đến chính 50 bang của mình hơn là những quốc gia khác”.

Thật thảm hại là chúng ta không thể tự bảo vệ được đất nước mình, không ngăn chặn được thảm họa không thể tưởng tượng được này trong khi chúng ta huyênh hoang quá nhiều về việc giải quyết vấn đề của các quốc gia khác”, cô sinh viên đại học tổng hợp New York Mariam Gross nói.

Những thông tin về việc chiến tranh Iraq làm cạn kiệt nguồn lực của nước Mỹ để bảo vệ chính mình, không có đủ quân đội để cứu trợ khi có bão, việc cắt giảm ngân sách xây dựng đê điều để cho mục đích quân sự khiến tư tưởng chống chiến tranh tăng nhanh.

Cơn bão Katrina đã khiến người Mỹ phải xem xét lại ưu tiên của họ. Thay vì chiến tranh, họ mong muốn tăng cường sức mạnh quốc phòng và kinh tế.

Người Mỹ lại xuống đường chống chiến tranh

Mariam cho rằng cơn bão Katrina khiến người Mỹ nếm mùi tuyệt vọng của đói nghèo mà từ lâu họ không thực sự biết. Điều này có thể khiến người Mỹ thông cảm hơn với các nước nghèo và tăng viện trợ cho các nước đang phát triển.

Tình trạng cướp bóc, bắn giết ở New Orleans cho thấy bạo lực có thể phát sinh từ đói nghèo cùng cực. Vì đói nghèo có thể chính là nguyên nhân của khủng bố. Những kẻ cầm đầu khủng bố có thể không nghèo, nhưng dựa vào nghèo đói để thâu tóm quyền lực”, Mariam nói.

Rất nhiều người Mỹ mà VietNamNet đã phỏng vấn tại New York muốn chính phủ quay về dồn lực cho chính nước mình hơn. “Tình trạng nghèo đói ở Mỹ không được báo chí và chính phủ phản ánh đúng mức”, anh Jorge nói.

Hình ảnh những người vô gia cư nằm ngủ lăn lóc trên vỉa hè. Những than thở về hệ thống y tế và bảo hiểm càng ngày càng đắt đỏ.

Mùi hôi thối không chịu nổi ở thang máy tàu điện ngầm New York. Việc tàu điện ngầm ở thành phố nổi tiếng giàu có New York lại quá nhếch nhác và lộn xộn, thường xuyên chạy không đúng giờ hoặc bị hủy chuyến vì sửa chữa. Cũng chẳng có bảng điện tử báo thời gian tàu đến hoặc hướng dẫn hành khách, kém xa các quốc gia phát triển khác.

Anh Isaas cho rằng đang có quá nhiều người mất việc và nền kinh tế thì rất tồi tệ. Anh Jorge thì muốn thay thế hệ thống tàu điện ngầm và cống thoát nước của New York mà anh cho là quá cũ kỹ và tồi tệ.

Soạn: AM 545121 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bà Barbara (giữa) và nhóm chống chiến tranh Iraq. Ảnh: Lệ Thuỳ.

Isaas mong muốn anh có thể “cứu” lớp trẻ khỏi vòng xoáy của bạo lực và ma túy. “Không có đủ tiền và lực để giúp bọn trẻ sau khi ra trường”.

Dường như, nước Mỹ có rất nhiều việc phải làm với người dân nước mình.

Bà Barbara luôn nói nhầm sang Việt Nam mỗi khi định nói về chiến tranh Iraq. Ngày chủ nhật và thứ hai nào bà cũng cùng nhóm Peace, trong đó có nhiều người từng xuống đường chống chiến tranh Việt Nam những năm 70, đứng biểu tình chống chiến tranh trước khu WTC.

Chính phủ đang lặp lại sai lầm như ở Việt Nam. Khủng bố không phải tự nhiên mà đến mà là hệ quả của rất nhiều hành động lâu năm rồi. Cơn bão Katrina cũng thế, nó là định mệnh để phơi bày rõ nhất sự thiếu năng lực của chính phủ. Họ cắt ngân sách chống thiên tai để cho chiến tranh, nhưng thảm họa thiên nhiên còn làm nhiều người chết hơn cả tấn công khủng bố”.

Bà Barbara than thở rằng báo chí Mỹ không để ý gì đến những người chống chiến tranh như bà. “Họ luôn hỏi, nhóm của bà có bao nhiêu người. 15 người à, ít quá”, Barbara ngán ngẩm.

Ngày 24/9 tới sẽ diễn ra một cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Washington DC. Có thể, đó là cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay. Nhóm của bà Barbara cũng sẽ tới đó. “Sẽ có rất nhiều, có thể là hàng trăm nghìn người”, bà nói.

  • Trần Lệ Thùy (từ New York, Mỹ)

Nỗi ám ảnh mang tên "11/9"

Sống lại những ký ức 11/9

New York, 4 năm sau ngày kinh hoàng...

Trông Katrina...nhớ về 11/9...

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,