221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
712176
Báo chí Trung Quốc và cuộc chiến chống quan tham
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Báo chí Trung Quốc và cuộc chiến chống quan tham
,

(VietNamNet) - Khi nhắc đến tham nhũng ở Trung Quốc, người ta không chỉ nhớ đến những khoản tiền bị biển thủ khồng lồ, những hình phạt khắc nghiệt... mà còn nhớ những bài điều tra gai góc dẫn đến việc đưa quan tham ra ánh sáng. Báo chí thực sự đã trở thành người giữ lửa trong cuộc chiến không khoan nhượng chống nạn tham nhũng ở đây.

Ông Lưu Tân Bảo bị kết án tử hình do nhận hối lộ gần 8 triệu USD

Kỳ 1: Toàn cảnh cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc

Trước khi bàn về vai trò của báo chí, có lẽ cần phải có một cái nhìn toàn cảnh bức tranh tham nhũng và chống tham nhũng ở Trung Quốc (TQ).

Cải thiện đáng kể

Nhìn vào những gì mà đảng và nhà nước TQ đã làm được trong 10 năm gần đây, người ta có thể thấy những tiến bộ vượt bậc trên mặt trận chống tham nhũng. Thống kê cho thấy, TQ hiện đã cải thiện thứ bậc về tham nhũng trong 10 năm qua.

Thống kê 2004 của Minh bạch Quốc tế (Tranparency International) - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Berlin, TQ xếp hạng 71 trong số 146 quốc gia được thăm dò về tham nhũng. Cách đây chưa đầy một thập kỷ, TQ còn đứng đầu về tệ nạn này.

Nhiều cuộc thăm dò độc lập khác, chẳng hạn như thăm dò của công ty Tham vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị có trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc cũng đã cải thiện vị trí đáng kể, không còn đứng trong top đầu nữa.

So với bộ máy hành chính khổng lồ của nước này thì tỉ lệ quan tham là khá thấp so với các nước đang phát triển khác. Song chính quyền trung ương vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Theo ước tính của Giáo sư Hồ An Cang - ĐH Thanh Hoa uy tín, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc học, mỗi năm nền kinh tế nước này thiệt hại từ 123 đến 157 tỉ USD do nạn tham nhũng, chủ yếu trong xây dựng cơ bản. Số tiền này chiếm tới 13-17% GDP.

Đấu tranh không khoan nhượng

Trong khoảng chục năm trở lại đây, khó có thể phủ nhận rằng, TQ đã rất quyết tâm trong việc làm sạch bộ máy.

Định kiến "đảng cầm quyền TQ bưng bít, dung túng cho quan tham" đã trở nên lỗi thời. Trên thực tế, Đảng Cộng sản và Chính phủ TQ từ lâu đã rất nghiêm minh đối với tham nhũng, nếu không nói là quá cứng rắn (cứng rắn đến nỗi các tổ chức nhân quyền quốc tế đã phải gây áp lực nước này bỏ hình phạt tử hình đối với quan chức tham nhũng).

TQ đứng đầu trong việc tử hình và bỏ tù bị cáo tham nhũng. Trong năm 2004, có tới 2.960 quan chức cấp huyện trở lên bị điều tra vì các cáo buộc tham nhũng, nhận hối lộ và sử dụng sai mục đích công quỹ, trong đó có 11 quan chức cấp tỉnh và cấp bộ. Có 772 quan tham và 24.184 trường hợp khác nhận đút lót, hối lộ... bị đưa ra ánh sáng.

Có thể nêu ra đây vài vụ điển hình:

  • Thiên Phong Kỳ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao tỉnh Liêu Ninh, nhận hối lộ 317.000 USD trong khoảng 1997-1998 và nhận 95.000 USD từ 1999-2001. Án chung thân.

  • Khôi Phúc Cung, Phó Tỉnh trưởng Hồ Bắc, nhận hối lộ 1,17 triệu USD trong thời gian từ 1997-2000. Tử hình.

  • Lý Gia Thịnh, Tỉnh trưởng Vân Nam, nhận hối lộ 2,2 triệu USD trong 1994-2000. Xử ở Toà Tối cao Bắc Kinh. Tử hình, được hoãn thi hành án 2 năm cho thủ tục hoàn trả.

  • Vụ mới đây nhất: Cựu giám đốc Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kồng  Lưu Tân Bảo nhận hối lộ hơn 7,7 triệu NDT. Án tử hình.

Ngoài ra, TQ cũng đứng đầu về tỉ lệ quan chức trong ngành tư pháp bị xét xử: năm 2004, 345 công tố viên và 461 thẩm phán bị kết án vì nhận hối lộ.

Nước này đã ký Hiệp ước LHQ về chống tham nhũng (ký 2003), Hiệp ước LHQ về chống tội phạm xuyên quốc gia (2003). Trung ương Đảng TQ đã ban hành ngày càng nhiều quy định về chống tệ nạn này. Quy định công khai phụ cấp đặc biệt cho quan chức mới đây là một dẫn chứng điển hình thể hiện quyết tâm đó.

Để giải quyết tình trạng gia tăng về số lượng quan tham cũng như ngăn các lãnh đạo doanh nghiệp quốc doanh trốn ra nước ngoài ẵm theo tiền của nhà nước, TQ đã đẩy mạnh biện pháp cứng rắn. Một chiến dịch "lập hồ sơ" được phát động theo đó các chuyến đi và chi phí hàng ngày của một số nhân vật được ghi chép đầy đủ. Ngoài ra, các lá đơn xin việc và xin du học ở nước ngoài cũng đã bắt đầu bị kiểm soát từ tháng 7/2004.

Tuy nhiên, đó chỉ là cuộc chiến bề nổi. Còn một cuộc chiến khác đang ngấm ngầm diễn ra rất ít người biết đến. Đó là cuộc chiến giữa những ngòi bút điều tra kiên cường với thế lực đen có sức mạnh khủng khiếp, một cuộc chiến không khoan nhượng giữa lương tâm công dân và thói trục lợi thấp hèn. Một cuộc chiến ngầm nhưng tàn khốc.

  • Lam Sơn

      Kỳ 2: Cuộc chiến ngầm

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,