221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
713850
Nguy cơ "công dã tràng"
1
Article
null
Nguy cơ 'công dã tràng'
,

(VietNamNet) - Vụ đánh bom liều chết ở Bali hôm 1/10 lại gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh chính phủ Indonesia rằng khủng bố Hồi giáo cực đoan vẫn là nguy cơ an ninh số một ở đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới này. Và vấn nạn khủng bố có thể biến những nỗ lực cải cách của chính phủ Yudhoyono thành “công dã tràng”.

Trước vụ 1/10, một năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Yudhoyono được dư luận đánh giá khá thành công với những nỗ lực thiết lập ổn định và cải cách nhằm lấy lại sức mạnh và uy tín của Inđônêxia từ sau khủng hoảng năm 1997. Ổn định chính trị luôn là tiền đề quan trọng cho mọi cải cách. So với các chính quyền trước đó, ông đã ghi điểm với các biện pháp mạnh tay hơn với khủng bố Hồi giáo cực đoan (thành lập cơ quan chống khủng bố, tiến hành hàng trăm vụ bắt giữ, xét xử và đưa ra các bản án với một số nhân vật lãnh đạo nhóm Jemaah Islamiah), dân chủ hoá xã hội Hồi giáo với cải cách trong hệ thống bầu cử, và đạt được giải pháp chấm dứt cuộc xung đột triền miên ở Aceh. Ông cũng được cho là táo bạo trong đấu tranh chống nạn tham nhũng kinh niên và trong các chính sách cải cách kinh tế, mà điển hình là quyết định mới đây cắt bỏ trợ cấp giá xăng dầu trong nước (dù đang gây sốc cho người dân vốn từ lâu đã quá quen với bao cấp của nhà nước). Uy tín chính trị của Inđônêxia trong khu vực và trong thế giới Hồi giáo dần được phục hồi.

Tuy vậy, vụ 1/10 lại gợi lên những bài học đau xót của vụ Bali 10/2002, vụ Khách sạn Marriott năm 2003, và vụ Đại sứ quán Australia năm 2004. Nó nhắc nhở chính phủ Indonesia rằng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vẫn đang âm ỉ trong lòng xã hội, các nhóm khủng bố và mạng lưới Jemaah Islamiah trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang tiếp tục lên kế hoạch tấn công phá hoại. Vấn nạn an ninh nghiêm trọng này vẫn đang là thách thức và trở ngại lớn nhất đối với sự ổn định và công cuộc cải cách trong nước.

 

Thế giới lên án vụ đánh bom khủng bố Bali
Lãnh đạo LHQ cùng nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ireland...tỏ ra căm phẫn về làn sóng tấn công mới nhằm vào khu nghỉ Bali, Indonesia tối qua (1/10).

* Số thương vong vụ khủng bố mới ở Bali tiếp tục tăng
*
Bali bị đánh bom khủng bố, nhiều người chết và bị thương
*
Chùm ảnh về vụ khủng bố mới ở Bali, Indonesia
*
Nhân chứng kể lại vụ nổ bom khủng bố mới ở Bali 

*''Đạo Hồi cấm giết hại người vô tội''
 

Ví dụ điển hình nhất là bao nhiêu nỗ lực từ năm 2002 để hồi sinh “thiên đường du lịch” Bali nay lại bị đổ xuống sông, xuống bể bởi vụ 1/10. Tổng thống Yudhoyono bị chỉ trích vẫn chần chừ chưa muốn mạnh tay hơn với các phần tử Hồi giáo cực đoan (bản án quá nhẹ đối với Ba’asyir, lãnh tụ tinh thần của nhóm Jemaah Islamiah), bởi đây cũng là một bài toán nhạy cảm giữa chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và lo ngại gây ra làn sóng phản đối và bạo loạn trong nhân dân. Những giải pháp chống khủng bố tận gốc như xoá bỏ đói nghèo còn lâu mới thành hiện thực. Hợp tác quốc tế giữa Indonesia với các nước ASEAN, Mỹ và Australia vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và chưa thể ngăn chặn được vụ tấn công khủng bố dù trớ trêu thay, đã dự báo được thời điểm và biết trước những thông tin tình báo liên quan.   

Ba năm sau vụ khủng bố đẫm máu ở Bali năm 2002, vụ “Bali 2” tái diễn dẫu mức độ thiệt hại có nhẹ hơn vẫn là một tiếng chuông cảnh tỉnh chính phủ Indonesia phải quyết tâm giải quyết bài toán vừa trấn áp bọn khủng bố và loại bỏ các phần tử Hồi giáo cực đoan, vừa giữ được sự ổn định và đoàn kết của xã hội Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới này. Vấn nạn khủng bố và sự bất ổn định trong nước sẽ khiến mọi nỗ lực cải cách của chính phủ Indonesia trở thành “công dã tràng” và có nguy cơ đe doạ đến sự an ninh và phát triển của toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

  • Vũ Lê Thái Hoàng (từ Vương quốc Anh)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,