221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
715970
Tâm sự của người nhận giải Nobel Hoà bình năm 2004
1
Article
null
Tâm sự của người nhận giải Nobel Hoà bình năm 2004
,

Chỉ còn vài phút nữa là đến giờ công bố tên người được vinh dự nhận giải Nobel Hoà bình năm 2005. Hãy cùng trò chuyện với Wangari Maathai, nữ chính trị gia kiêm nhà sinh thái học Kenya, người được trao giải thưởng cao quý này năm ngoái vì "sự đóng góp của bà cho phát triển ổn định, dân chủ và hoà bình".

Soạn: AM 576652 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nữ Giáo sư Wangari Maathai - người Kenya.

Trong suốt 30 năm theo đuổi Phong trào Vành đai Xanh của Kenya, Matthai đã miệt mài làm việc để tìm ra những giải pháp thông thường cho các vấn đề môi trường. Trong quá trình này, bà đã khuyến khích phụ nữ Kenya trồng hơn 30 triệu cây xanh để giải quyết hàng loạt vấn đề nảy sinh do nạn chặt phá rừng ở quốc gia châu Phi này.

Chính vì lẽ đó, Uỷ ban Giải Nobel Hoà bình đã đánh giá bà là người "có tư duy toàn cầu và hành động địa phương".

Nhiều năm qua, bà bị chính phủ của Tổng thống Daniel arap Moi phỉ báng khi cuộc chiến chống nạn phá rừng do bà khởi xướng phát triển thành cuộc chiến chống nạn tham nhũng. Bà bị bắt giam hơn 12 lần, và thậm chí đã nhận được những lời đe doạ, đánh đập tới bất tỉnh từ cảnh sát.

Trong vài năm trở lại đây, Maathai đã được minh oan. Năm 2002, Tổng thống Moi từ chức và Kenya đã tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên. Giáo sư Maathai được bầu vào Quốc hội với 98% phiếu tại khu vực bà ở và được chỉ định là Thứ trưởng bộ Môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cuộc sống hoang dã.

Vai trò của bà hiển nhiên không phải là điều không gây nhiều tranh cãi. Năm ngoái, báo chí đưa tin bà đã tuyên bố: virus AIDS/HIV là một "sản phẩm" của ngành sinh học được tạo ra bởi phương Tây "nhằm trừng phạt người da đen". Maathai tuyên bố rằng, câu nói của bà đã được dịch sai.

Trong bối cảnh chỉ còn ít phút nữa là giải Nobel Hoà bình của năm nay sẽ được công bố, Maathai sẽ chia sẻ tâm sự của mình khi là một người phụ nữ châu Phi đầu tiên được nhận giải thưởng cao quý này.

Bà nghĩ gì về ý nghĩa của việc một phụ nữ châu Phi nhận giải Nobel Hoà bình?

- Tôi cho rằng Uỷ ban Nobel đã phát đi một thông điệp cho toàn thế giới rằng: "có một mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý và kiểm soát tài nguyên một cách bền vững, công bằng. Nhiều cuộc xung đột trên thế igới này đều liên quan tới tài nguyên, từ những cuộc xung đột quy mô nhỏ ở Kenya tới những vấn đề lớn ở Darfur. Đó là những cuộc chiến giành giật quyền kiểm soát tài nguyên.

Uỷ ban Nobel nhận thấy rằng Phong trào vành đai xanh là một tổ chức ở Châu Phi thực sự muốn tìm giải pháp cho những vấn đề này và tôi là người đi đầu phong trào này. Song tôi cũng cho rằng họ muốn khuyến khích châu Phi.

Thông điệp đối với châu Phi là: các bạn nên nuôi dưỡng những ý tưởng như vậy vì đó chính là cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng hiện nay, thoát khỏi sự tuyệt vọng và khuyến khích bạn, trao cho bạn thêm sức mạnh. Hãy quản lý tài nguyên của bạn tốt hơn, kết thúc các cuộc xung đột vì tài nguyên bởi lẽ các bạn - lục địa châu Phi, các bạn rất giàu có.

Nếu có một thông điệp đối với người Mỹ nhằm giúp họ thay đổi quan niệm về châu Phi và người châu Phi, thông điệp đó là gì?

- Ồ, tôi thực sự không nghĩ rằng người Mỹ sẽ thay đổi quan niệm của họ về châu Phi cho tới khi người châu Phi thay đổi quan niệm về chính họ.

Châu Phi cần phải vẽ một bức chân dung hoàn toàn mới. Hiện người ta chỉ thấy những bức tranh hãi hùng ở nơi này. Điều châu Phi thực sự cần là tự khuyến khích bản thân và tin vào bản thân vì chúng ta có rất nhiều tài nguyên. Chúng ta cần đầu tư vào giáo dục. Chúng ta cần đầu tư vào kỹ năng. Chúng ta cần trung thực và có trách nhiệm đối với bản thân.

Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục bị coi là một lục địa nghèo. Nhưng chúng ta có tất cả những thứ mà người ta cần thiết. Chúng ta có dầu, có vàng, có kim cương, có rừng, có nước, có đất và có con người. Điều chúng ta thiếu là giới lãnh đạo giỏi.

Do vậy, chính chúng ta là người phải thay đổi quan niệm ấy. Một khi chúng ta thay đổi, thế giới sẽ nói: "Ồ, châu Phi đã thay đổi".

Phong trào Vành đai xanh của Bà được đánh giá là "thanh cao trong sự đơn giản". Điều gì là động lực khiến bà trồng cây?

- Năm 1975, trước khi LHQ tổ chức Đại hội thế giới đầu tiên về Phụ nữ ở Mexico, phụ nữ Kenya đã bắt đầu nói về những vấn đề mà họ muốn đem tới bàn hội thảo.

Phụ nữ ở những vùng nông thông nêu ra vấn đề về nước uống sạch, thực phẩm, suy dinh dưỡng ở trẻ em và thực trạng thiếu tiền. Những câu hỏi ấy làm tôi ngạc nhiên bởi lẽ đa phần số này đều tới từ vùng quê tôi đã từng sinh ra và lớn lên. Và ở nơi ấy có rất nhiều thực phẩm, nước uống, theo trí nhớ của tôi.

Nhưng theo quan sát của riêng tôi, tôi thấy rõ những gì đang xảy ra cho môi trường. Tôi có thể thấy nạn sói lở đất, nạn phá rừng đặc biệt ở dọc các sườn đồi, những vùng dốc thoải và dọc các con sông đã làm mất đất canh tác. Nguyên nhân chính là vì nguời ta trồng chè, cà phê để thu lợi nhuận.

Không giống như hồi tôi còn nhỏ, giờ đây, cây trồng bị nhổ hết, chỉ còn trơ đất. Bằng những loại cây công nghiệp như chè, cà phê, người ta đã lấn chiếm ra các bờ sông và trồng trọt ngay sát bờ - điều mà trước đây chưa từng xảy ra. Ngày trước, chúng tôi luôn lấy nước trực tiếp từ sông và uống vì nước rất trong, sạch. Nhưng tôi bị choáng khi phát hiện nước sông giờ đây đã bị chuyển màu vì bùn.

Tôi đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và gợi ý phụ nữ trong vùng trồng cây xanh. Tôi cho rằng, ít nhất việc làm này cũng có thể cung cấp gỗ, vật liệu làm hàng rào, vật liệu xây dựng và bảo vệ đất trước nguy cơ xói mòn. Tôi nghĩ đây là một việc có thể làm được, nó không tốn nhiều tiền hay kỹ thuật vì thế tôi đi tới đề xuất này.

Soạn: AM 576890 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đô thị hoá là là một trong những mối đe doạ lớn nhất cho môi trường tại Kenya.

Phong trào Vành Đai xanh đã đối phó với nguyên tắc quản lý của chính phủ như thế nào?

- Lần đầu tiên khi tôi bắt đầu bắt tay vào kế hoạch thành lập Phong trào vành đai xanh, tôi đã gặp nhiều phụ nữ và tôi thấy rằng cần phải xây dựng các nhóm. Nhưng chính phủ của chúng tôi lại ban hành những điều luật rất độc tài và hà khắc vào thời điểm đó, nghĩa là nếu tôi tổ chức cuộc họp với hơn 9 người, tôi cần phải có giấy phép. Tất nhiên, đó là điều không thể thực hiện và nó làm cho người ta sợ hãi. Tôi bắt đầu thách thức điều luật này.

Tôi phát hiện rằng điều luật vô lý ấy không phải là duy nhất gây cản trở tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do thông tin. Tất cả những hình thức tự do khác nhau cũng đều bị hạn chế, nhưng theo một cách ngấm ngầm. Vậy là tôi quyết định cần phải tự giáo dục người dân về cách họ bị quản lý và tại sao họ lại bị quản lý theo cách này.

Bắt đầu từ đó, phong trào trồng cây phát triển lên, thành một phong trào nhân quyền.

Bà đã đưa ra một số ý kiến gây tranh cãi về nguồn gốc bệnh HIV/AIDS. Ý kiến của bà có thay đổi không? Bà đang làm gì để giáo dục người dân Kenya về căn bệnh thế kỷ này?

- Tôi đã giải thích rằng người ta dịch sai ý của tôi. Tôi muốn nói: một trong những điều lớn lao nhất của một người giành giải Nobel là mọi người đều nghĩ người đó biết mọi thứ. Người ta rất muốn lôi kéo bạn vào các vấn đề họ đang tranh luận. Vì thế tôi đã phải rất cố gắng để bảo vệ quan điểm của mình và không lạc sang các vấn đề khác.

Do vậy, để làm rõ vấn đề HIV/AIDS, tôi đã viết một tuyên bố rất rõ ràng: "Thách thức của AIDS ở châu Phi".

Giờ đây, khi thời gian 1 năm bà được giải Nobel Hoà bình sắp hết, điều gì sẽ xảy ra?

Năm cũ sắp đi qua. Đó là một năm thật đặc biệt. Tôi đã được nhận cơ hội tuyệt với này. Vì đây là lần đầu tiên uỷ ban Nobel trao giải thưởng này cho một người hoạt động vì môi trường như tôi, tôi thấy rất thú vị.

  • Huyền Trang - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,