221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
738292
Người hùng hay kẻ tội đồ?
1
Article
null
Người hùng hay kẻ tội đồ?
,

Trong khi dư luận thế giới đang tập trung chỉ trích Giáo sư Hwang Woo-suk là thiếu lương tâm, đạo đức, thì tại Hàn Quốc - quê hương ông, Hwang vẫn được coi là người hùng.

>>>"Anh hùng Hàn Quốc" thừa nhận dùng trứng của đồng nghiệp

Nếu như có bất kì lời an ủi, giải khuây nào đối với GS Hwang lúc này, ít nhất đó là: phòng thí nghiệm do ông dựng nên đã có rất nhiều phụ nữ tình nguyện hiến trứng cho công việc nghiên cứu.

Soạn: AM 634505 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giờ đây, trong mắt dư luận thế giới, Hwang Woo-suk đã là kẻ nói dối. Nhưng với người dân Hàn Quốc, ông vẫn là người hùng.

Khi "người hùng" trở thành "kẻ nói dối"

Hôm 24/11 vừa qua, ông Hwang đã chính thức xin từ chức Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc thế giới mà ông góp phần dựng nên sau khi thừa nhận rằng hai thành viên trong nhóm nghiên cứu của ông đã tình nguyện hiến trứng cho một cuộc nghiên cứu tiến hành năm 2003. Vụ bê bối bắt đầu bị phanh phui khi một cộng sự của ông Hwang là Sung Il Roh tiết lộ rằng cũng trong cuộc nghiên cứu này, ông đã trả tiền cho hơn 20 phụ nữ, mỗi người 1.500 USD để lấy trứng của họ.

Về mặt pháp lý, cả hai việc làm trên đều không bất hợp pháp bởi vì tới tận năm nay, Hàn Quốc mới ban hành đạo luật cấm trả tiền để mua trứng người. Ngoài ra, nước này cũng không hề có điều luật nào nghiêm cấm các phụ tá, cộng sự tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu mà họ đang tiến hành mặc dù đã có một vài quy tắc đạo đức khoa học cấm mọi hành động "phối hợp" kiểu này.

Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được trong các cuộc nghiên cứu đã làm trầm trọng thêm bầu không khí căng thẳng xung quanh phòng thí nghiệm vốn đã phải chịu những lời chỉ trích của dư luận về vấn đề nhân bản vô tính người. Lần này, người ta tập trung vào khía cạnh đạo đức của việc sử dụng trứng người.

Ku In Hoe, một GS khoa học y tế tại ĐH Thiên chúa giáo Triều Tiên, Seoul đồng thời là thành viên Hiệp hội Đạo đức sinh học Triều Tiên đã tỏ ra khá gay gắt trước việc này. Theo bà, mặc dù uỷ ban giám sát thuộc ĐH Quốc gia Hàn Quốc - nơi ông Hwang đang làm việc công bố rằng cuộc điều tra của họ không phát hiện thấy bất kì vấn đề gì trái ngược với đạo đức hay pháp lý song "nhà khoa học Hàn Quốc cuối cùng chỉ là kẻ nói dối. Chúng ta không nên che giấu việc này. Vụ scandal đã phơi bày mặt trái của môi trường nghiên cứu tại Hàn Quốc".

Ngay cả Donald Kennedy, Tổng biên tập Tạp chí Science, tờ san đã xuất bản công trình nghiên cứu của GS Hwang tháng 3/2004 tuyên bố rằng ông sẽ xuất bản lời đính chính trong vài tuần tới liên quan tới nguồn gốc số trứng mà GS Hwang sử dụng. Cụ thể, trong bài báo đính chính, tờ Science sẽ nêu rõ rằng không phải tất cả những người hiến trứng đều là tình nguyện viên không nhận tiền. Sau đó, họ sẽ chờ đợi báo cáo điều tra do Bộ Y tế Hàn Quốc và ĐH Quốc gia Seoul tiến hành để quyết định xem liệu tính chính xác trong những kết quả mà ông Hwang đạt được có phải do "dàn xếp" hay không.

"Anh hùng vẫn là anh hùng"

Bất chấp việc ông Hwang công khai nhận lỗi, đông đảo người dân Hàn Quốc vẫn ủng hộ ông bởi họ coi ông là "anh hùng dân tộc". Đầu tuần trước, nữ Giám đốc một công ty tư vấn công nghệ thông tin cùng với 11 phụ nữ khác trong ngành kinh doanh, một nghị sĩ và một nữ nghệ sĩ hài kịch đã cùng sáng lập một quỹ phi lợi nhuận để khuyến khích phụ nữ hiến trứng cho việc nghiên cứu tế bào gốc. Theo lời phát ngôn viên quỹ, cho tới nay, đã có 80 phụ nữ đăng ký tham gia.

Soạn: AM 634503 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Người biểu tình Hàn Quốc cầm nến đứng trước văn phòng của Đài MBC bênh vực GS Hwang.

Không những thế, người ta còn tập trung chỉ trích đài MBC vì đã phát sóng một chương trình trong đó nêu ra nghi vấn về cách GS Hwang lấy được trứng người. Nhiều người Hàn Quốc thậm chí còn gọi điện tới các công ty đăng ký quảng cáo trong thời gian phát sóng tư liệu hàng tuần và đe doạ tẩy chay sản phẩm của họ nếu không ngừng phát những đoạn quảng cáo hay chuyển sang giờ khác. Hai ngân hàng cho vay lớn nhất nước này là Woori Bank và Kookmin Bank đã tuyên bố sẽ rút lại các mẩu quảng cáo của họ. Nhiều công ty khác cũng có động thái tương tự.

Trên một trang web mang tên: "Tôi yêu Hwang Woo Suk", nhiều thành viên đã tải những thông điệp với nội dung muốn "hiến trứng" để phục vụ việc nghiên cứu. Đặc biệt, hôm 24/11 vừa qua, người xây dựng trang web đã vận động các thành viên tiến hành một cuộc biểu tình kéo dài suốt 10 giờ đồng hồ trước cửa văn phòng của đài MBC. Mỗi người biểu tình cầm theo một cây nến và đứng trên một hộp bìa các-tông có dòng chữ: "MBC phải quỳ gối xin lỗi vì đã hạ thấp uy tín của GS Hwang".

"Nếu là phụ nữ, tôi sẵn sàng hiến trứng..."

Sinh năm 1953 tại Puyo, tỉnh Chungchong, Hwang Woo-suk mất cha từ khi mới lên 5. Có thể nói, chính tuổi thơ khắc nghiệt đã thúc đẩy ông theo đuổi giấc mơ phải làm gì đó thật đặc biệt, tới mức chấn động dư luận Hàn Quốc và thế giới.

Từ khi còn nhỏ, Hwang đã biết rằng ông cần phải học thì mới có thể thành đạt ở đất nước Hàn Quốc. Vì lẽ đó, ông đã làm việc tại một nông trang để lấy tiền trả học phí, cụ thể là chăn đàn bò. Trong thời gian này ông bỗng nhận thấy mình có khả năng cảm nhận những gì lũ bò cần chỉ bằng cách nhìn vào mắt chúng. Chính từ lúc đó, ông đã xác định quyết tâm nghiên cứu về động vật.

Sau khi tốt nghiệp trường phổ thông Taejon, ông vào ĐH Quốc gia Seoul. Để vào được trường ĐH danh tiếng này, cậu bé vùng nông thôn Hwang Woo-suk đã phải phấn đấu rất nhiều. Kết thúc những năm tháng miệt mài nơi giảng đường, Hwang đã nhận được bằng Tiến sĩ và tiến hành nghiên cứu tại ĐH Hokkaido, Nhật Bản.

Các công trình nghiên cứu của Hwang đều tập trung vào tế bào gốc và ông đã gặt hái được nhiều thành công vang dội. Ông đã  được cả thế giới biết đến là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tế bào gốc, tạo ra các phôi người vô tính đầu tiên và tách tế bào gốc ra khỏi chúng.

Nếu không có vụ bê bối, có lẽ năm 2005 sẽ là một năm đầy tốt đẹp đối với GS Hwang. Phòng thí nghiệm của ông đã đạt được hàng loạt bước tiến lớn, đáng chú ý là việc tạo ra chú chó nhân bản vô tính đầu tiên của thế giới mang tên Snuppy. Quá trình này đã được tạp chí Time đánh giá là "Phát minh của năm".

Soạn: AM 634501 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Việc nhân bản vô tính chú chó Snuppy đầu tiên của thế giới là một trong những thành công vang dội của GS Hwang, được tạp chí Time đánh giá là "Phát minh của năm".

Mới đây, ông lại được bầu làm Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc thế giới (World Stem Cell Hub-WSCH nơi tập trung các bác sỹ và nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực này.

Một thành công khác trong năm qua của GS Hwang là việc ông đã cải tiến quá trình nhân bản vô tính tế bào người để rút những tế bào gốc đầu tiên từ những người nhiễm bệnh, đưa y khoa tiếp cận gần hơn với khả năng chữa khỏi các bệnh từ Alzheimer tới đái đường bằng chính các mô tế bào chống hoại của người bệnh. Nhưng hiện tại, sau tất cả những gì vừa xảy ra, phòng thí nghiệm mới của ông sẽ cố gắng sao chép bước tiến này mà thiếu vắng ông.

Và không cần biết GS Hwang có vi phạm các quy tắc đạo đức hay pháp luật hay không, đối với người Hàn Quốc, ông vẫn là người hùng. Người ta sẽ vẫn nhớ đến Hwang Woo-suk với câu nói nổi tiếng khi trả lời phỏng vấn tờ Korea Times: "Nếu là phụ nữ, tôi chắc chắn sẽ hiến trứng của mình để phục vụ việc nghiên cứu khoa học mà không hề do dự".

  • Huyền Trang - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,