221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
744774
Iraq: Bầu cử Quốc hội diễn ra khá suôn sẻ
1
Article
null
Iraq: Bầu cử Quốc hội diễn ra khá suôn sẻ
,

Cuộc bầu cử Quốc hội Iraq đầu tiên sau chính quyền của vị cựu tổng thống Saddam Hussein hôm qua 15/12 đã diễn ra khá suôn sẻ và có thể nói là thành công khi có rất đông người dân Iraq tham gia cuộc bầu cử lịch sử này.

Soạn: AM 651547 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cử tri Iraq hồ hởi đi bầu cử Quốc hội, hứa hẹn đem lại hoà bình cho đất nước này.

Theo ông Farid Ayar, người phát ngôn của Uỷ ban bầu cử Iraq, rất đông người dân Iraq, đặc biệt là những người Hồi giáo dòng Sunni, đã đi bầu cử, bất chấp những lo lắng của việc thiếu nhiều hòm phiếu tại vài khu vực bầu cử và một vài vụ đánh bom lẻ tẻ tại thủ đô Baghdad. Khoảng 10 triệu người hay 67% tổng số 15 triệu cử tri Iraq đã tham gia bầu cử, so với 58% trong cuộc bầu cử đầu tiên hôm 30/1 tại nước này.

Với sự tham gia đông đảo của người Hồi giáo dòng Sunni, những người trước đó đã đe doạ tẩy chay cuộc bầu cử này, đã làm tăng hy vọng trong việc kiểm soát được lực lượng nổi dậy trước khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Iraq vào năm 2006. Mỹ hy vọng rằng, cuộc bầu cử này thắng lợi sẽ là nền tảng cho quân đội Mỹ rút khỏi Iraq.

Cuộc bầu cử đã phải kéo dài thời gian thêm 1 giờ, đến tận 6 giờ tối giờ địa phương tại một số khu vực bầu cử, vì còn quá nhiều cử tri Iraq vẫn tiếp tục đi bầu. "Số người Iraq tham gia bầu cử rất đông. Điều này là rất tốt cho chúng tôi, tốt cho đất nước Iraq," Đại sứ Mỹ tại Iraq, ông Zalmay Khali, hồ hởi nói.

Những ngày trước bầu cử cũng tương đối bình an hơn so với cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp trước đó. Tổng thống Iraq, Jalal Talabani, thúc dục dân chúng hãy lấy ngày hôm nay để ăn mừng và bày tỏ sự đoàn kết. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ được công bố sau 2 tuần.

Theo các nhà quan sát, cộng đồng người Sunni thiểu số ở Iraq đã bỏ ý định tẩy chay tiến trình chính trị này và cuộc bầu cử Quốc hội lần này sẽ bầu ra một chính phủ hoàn toàn khác, có thể không do người Shi'ite chiếm đại đa số trong chính phủ. Hơn 1.000 giáo sĩ người Sunni đã ký một sắc lệnh tôn giáo kêu gọi toàn thể cộng đồng người Sunni tham gia bỏ phiếu, đồng thời kêu gọi lực lượng nổi dậy ngừng các hành động vũ trang trong thời điểm này. Một nhóm nổi dậy lớn tự xưng là Quân đội Hồi giáo Iraq và 5 nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan khác cam kết sẽ không tấn công các điểm bỏ phiếu.

Mười triệu cử tri Iraq đã đến hơn 6.200 điểm bỏ phiếu để bầu 275 đại biểu Quội hội đầu tiên có nhiệm kỳ 4 năm sau chính quyền của vị cựu tổng thống Saddam Hussein với an ninh được tăng cường và thắt chặt. Trước đó, ngày 13/12, các cử tri Iraq ở nước ngoài đã bắt đầu đi bỏ phiếu tại khoảng 500 điểm bầu cử ở 15 nước và hôm 15/10, Iraq cũng đã tổ chức thành công một cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp của nước này.

Bầu cử Quốc hội Iraq sẽ là một dấu ấn chính trị quan trọng sau khi chính quyền Saddam Hussein bị lật đổ, kết quả của cuộc bầu cử sẽ quyết định liệu Iraq sẽ đoàn kết hay tiếp tục bị chia rẽ và ly khai. Quốc hội mớí này sẽ có nhiệm vụ bầu ra tổng thống Iraq và phê chuẩn nội các cùng với cương lĩnh chính trị. Uỷ ban bầu cử Iraq cho biết, có 6.655 ứng viên, 307 đảng phái và 19 liên minh đăng ký tranh cử.

Các biện pháp an ninh đã được thắt chặt trước giờ bầu cử chính thức. Ước tính có khoảng 150.000 binh sĩ và quan chức cảnh sát đã được huy động để bảo đảm an ninh cho các khu vực bầu cử. Lo ngại khả năng sẽ có các cuộc đánh bom khủng bố trong thời gian này, biên giới Iraq sẽ được tạm thời đóng cửa trong vòng vài ngày và lệnh giới nghiêm đã được ban bố sẽ có hiệu lực suốt đêm.

Tuy nhiên, cũng đã có một vài sự cố sảy ra khi vài vụ đánh bom lẻ tẻ tại khu vực Xanh, khu vực được bảo vệ cẩn mật, tại thủ đô Baghdad, làm 1 lính Mỹ và 2 lính Iraq bị thương. Trong khi đó, tại gần một trạm bỏ phiếu ở Mosul, bắc Iraq, một quả bom phát nổ đã làm 1 người thiệt mạng và hai người khác bị thương nhưng không gây ảnh hưởng hay gián đoạn bầu cử.

Tổng thống Bush nói cuộc bầu cử tại Iraq thứ năm tuần này sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Trung Đông, dẹp tan các cuộc nổi dậy và vì Iraq đã trải qua nhiều thay đổi, nhất là khi nước này gần như chưa bao giờ được nếm qua dân chủ. Tuy nhiên, ông Bush cũng nhìn nhận những trở ngại đang có và những thách thức đang chờ đón phía trước khi khoảng 30.000 người Iraq đã bị thiệt mạng trong cuộc chiến Iraq, một cái giá đắt cho nền dân chủ.

Nước Mỹ cũng đã phải trả một cái giá khá đắt cho nền dân chủ tại Iraq khi trong ngày hôm qua, thêm 1 lính Mỹ bị thiệt mạng ở thủ đô Baghdad, nâng tổng số binh lính Mỹ bị chết trong cuộc chiến ở Iraq lên con số 2.151, kể từ khi cuộc chiến lật đổ Saddam Hussein bắt đầu hồi tháng 3/2003.

Hôm 14/12, tổng thống Mỹ Bush cũng đã nhận trách nhiệm về việc tấn công Iraq khi thừa nhận rằng những thông tin tình báo về khủng bố và chương trình vũ khí huỷ diệt (WMD) của chính quyền Saddam Hussein là sai. Lời thừa nhận trách nhiệm này của ông Bush được đưa ra chỉ 1 ngày trước ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên và sau gần 1.000 ngày kể từ khi cuộc chiến lật đổ vị cựu tổng thống Iraq này.

>>> Một số hình ảnh về cuộc bầu cử Quốc hội Iraq:

    Nguyên Hưng (Theo BBC, AP, New York Times, Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,