221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
757000
Kỳ 3: Cuộc săn tìm mạng sống
1
Article
null
Lần theo đường dây buôn nội tạng người
Kỳ 3: Cuộc săn tìm mạng sống
,

Bạn đã bao giờ nghĩ đến chuyện lấy một lá gan hay thận của mình đem bán chưa? Bạn nghĩ sao khi hàng năm có hàng nghìn người bị ép phải làm việc đó? Báo Christian Science Monitor uy tín có trụ sở ở Mỹ đã thực hiện một phóng sự cực kỳ công phu về nạn buôn lậu nội tạng xuyên quốc gia gây tranh cãi từ lâu. Bạn sẽ tìm thấy những câu chuyện giàu ý nghĩa trong phóng sự thuộc loại hiếm hoi này...

 

Kỳ 1: Lần theo đường dây buôn lậu nội tạng xuyên quốc gia

Kỳ 2: Hernani đến Nam Phi

Hernani 'khoe' vết sẹo mổ lấy thận vào tháng 11/2002 ở Nam Phi

Trong khi Hernani đang bận rộn đếm tiền, thì ở Israel, Arie Pach đang hy vọng tránh được một cuộc sống trói chặt với chiếc máy chạy thận. Nhưng lựa chọn đã hết rồi. Ông luôn nghĩ tìm lối thoát kể từ 1995 khi các bác sĩ nhận thấy thận ông đã thực sự có vấn đề. Anh biết bệnh nhân mua thận có xu hướng sống lâu hơn những người chạy thận.

Vì thế Arie đã tính đến chuyện lấy thận của vợ hoặc con trai. Kể từ ngày thành vợ thành chồng, hai người luôn bên nhau như hình với bóng. Nhưng vợ anh và đứa con cả lại không có cùng nhóm máu. Cậu út thì cùng nhưng cậu cũng gặp vấn đề về thận. Và thế là Arie chỉ còn một lựa chọn: tìm thận của một người lạ.

Một khả năng khác: đăng ký vào danh sách chờ xin tạng của Israel, danh sách hiện đã có hơn 500 người. Nhưng nếu làm thế, với lứa tuổi của mình, ông phải chờ đợi ít nhất là 4 năm. Những người dưới 18 tuổi mới được ưu tiên. Vì lý do tôn giáo, tỉ lệ hiến thận sau khi chết ở Israel khá thấp, cho dù tỉ lệ hiến thận sống giữa những người có quan hệ huyết thống cao hơn mức trung bình của thế giới. Và dù sao, nội tạng từ người hiến sống (thuật ngữ tiếng Anh là live donation) hiệu quả hơn rất nhiều so với hiến chết (hiến khi mới chết - cadaver donation).

Vì thế Arie và Mary, người vợ sống với ông 36 năm nay, có cảm giác không có lựa chọn nào khác. Họ quyết định tìm một người lạ. Mary từng là một y tá hỗ trợ hàng nghìn phẫu thuật hơn 25 năm. Bà động viên Arie tìm kiếm một người hiến thận sống. "Nếu anh để muộn quá mới cấy bởi sau nhiều năm chạy thận nhân tạo, cơ thể anh sẽ bị tàn phá gần hết", bà nói. "Nếu anh ghép thận trước khi chạy thận, cơ hội thành công của phẫu thuật phục hồi chức năng thận sẽ cao hơn nhiều".

Mua bán thận ở Israel là vi phạm quy định của Bộ Y tế, cho dù không bị phạt. Ở nhiều nước, hành lang pháp lý lỏng lẻo hơn nhiều. Ra nước ngoài để phẫu thuật thận là một cách 'lách luật' tuyệt vời, và nguồn gốc của nội tạng ít bị tra hỏi hơn. Thậm chí theo một đề xuất mới tránh nạn đầu cơ, người nhận sẽ không bị tử hình bởi họ là nạn nhân của bệnh tật và những tay kinh doanh nội tạng. Ông Meir Broder, cố vấn pháp lý cho Bộ Y tế Israel, đã nói như vậy.

Đối với Arie, một người am tường về luật, quan niệm về việc mua thận vẫn còn gây tranh cãi. Chẳng hạn ông không hề muốn mua theo kiểu ép giá người nghèo nhưng ông cũng bị giằng xé.

"Mọi người là chủ nhân của cơ thể chính mình, và ai đó đang khoẻ mạnh muốn lấy đi một bộ phận của anh ta, tôi không thấy có lý do gì là không được cả", ông nói. "Cần phải có quy định bằng văn bản hẳn hoi".

Sau đó là lý do tôn giáo. Arie và Mary không phải là tín đồ đặc biệt ngoan đạo, nhưng họ thường xuyên bàn về Do Thái giáo. Cuối cùng Arie kết luận: "Chẳng có gì thiêng liêng ngoài Chúa và cuộc sống con người cả. Và do đó, hiến tạng là cứu người, dẫu sao cũng là hành động lương thiện".

Các tôn giáo thường không nói rõ ràng mua bán tạng người, cả ủng hộ lẫn phản đối.  Theo Kinh Cựu Ước, câu chuyện Hagar đã đẻ hộ cho Abraham một đứa con (bởi vợ Abraham là Sarah không sinh được con), thường được coi là trường hợp 'đẻ mướn' đầu tiên. Một số người dùng câu chuyện này để biện hộ cho việc bỏ tiền ra mua nội tạng của người khác, coi đây cũng là một hình thức 'mượn xác'. Tiến sĩ Scheper-Hughes thuộc Organs Watch nói vậy. Hoặc như một bác sĩ người Israel từng nói với bà rằng "Chúa đã thực hiện ca cấy ghép đầu tiên" khi người lấy một chiếc xương sườn của Adam để tạo ra Eva. Nhiều nhánh khác của Thiên Chúa giáo cũng cho rằng cơ thể con người là một món quà của Chúa, bà Scheper-Hughes nói, "anh có quyền sử dụng đối với cơ thể, song cơ thể đó luôn thuộc về Chúa".

Tuy nhiên có một lý do mà người Israel hiếm khi hiến tạng sau khi chết là: Nhiều người Do Thái một mực tin rằng thân xác là thiêng liêng, và cần được nguyên vẹn khi chôn cất. Người Do Thái chính thống tin rằng việc mổ xẻ thi thể người chết sẽ khiến người đó không được phục sinh sau này. Nhưng quan niệm đang dần thay đổi.

"Nếu ai đó cần được cứu sống và chỉ còn cách duy nhất là khuyến khích ai đó giúp đỡ bằng tài chính thì tôi không nghĩ rằng họ nên phản đối người khác làm việc đó để sống sót", Tiến sĩ Robert Berman, người đồng sáng lập hội những người hiến tạng Halachic có trụ sở tại New York, một tổ chức hoạt động vì mục đích khuyến khích hiến tạng.

"Có một thực tế là nhiều người đang chết bởi không có nội tạng trong khi nội tạng có khắp mọi nơi quanh họ", ông nói. "Một nhận thức lệch lạc ngày càng lan rộng là việc hiến tạng bị luật Do Thái nghiêm cấm thẳng thừng. Nhưng không phải thế. Luật Do Thái khuyến khích việc cứu người".

Trong khi đó, sau vô số lần bàn đi tính lại, Arie và Mary đã nhất trí rằng họ đã đưa ra được một quyết định đúng đắn. Mary nói: "Quyết định này hoàn toàn thay đổi cuộc sống của bạn".

* * *

Arie sớm nhận ra rằng mua thận là khá dễ dàng ở Israel. Trong các cơ sở chạy thận nhân tạo, trong phòng mạch tư, thậm chí là quảng cáo trên báo, tên tuổi các tay môi giới tạng người được đăng một cách không giấu diếm. Với $60.000 đêns $150.000, người ta có thể dễ dàng có một lá thận mới.

Arie bằng đầu lướt web tìm một phòng mạch uy tín nào đó ở Mỹ để phẫu thuật ghép thận cho anh. Một người bạn đã mách cho anh một số dịch vụ tư vấn sức khoẻ do một giáo sĩ Do Thái uy tín điều hành. "Người ta thường gọi cho ông để hỏi 'Tôi cần phẫu thuật' và 'Nên tìm bác sĩ nào thì tốt?' ", Arie nói. Và ông cũng đã thử làm thế và được mách một bác sĩ ở Tel Aviv. Chẳng bao lâu sau, ông bắt được liên lạc với một tay môi giới 'đáng tin'. Tay này nói cấy ghép ở Nam Phi là "nhất", hơi đắt một chút nhưng "bảo đảm gần như tuyệt đối", chí phí khoảng $100.000, nhưng chỉ phải trả trước 10 phần trăm số đó.

Đó là một khoản tiền rất lớn, nhưng Arie có thể kham được ít nhất là theo cách trả góp bằng tiền trợ cấp hưu trí.

Nhiều người Israel, thậm chí cả những người không 'giàu sụ' hay tằn tiện, có thể tìm được cách trả được cái giá đó. Các quỹ bảo hiểm y tế Israel thường hoàn trả khoảng $70.000 cho những bệnh nhân nào điều trị ở nước ngoài. Về mặt nguyên tác, họ sẽ không được hưởng khoản này nếu làm phẫu thuật phi pháp. Nhưng nếu điều trị ngoài lãnh thổ Israel, thì các công ty bảo hiểm khó mà biết được thực hư thế nào. Giới quan sát cho rằng các công ty kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đang 'mù tịt' trước một mánh lới câu kết mang tính quốc tế. Các quan chức chính phủ và y tế thì nói chẳng có cách nào kiểm soát hành vi của bệnh nhân bên ngoài lãnh thổ Israel.

Có một động cơ rất mạnh khiến người ta chọn cách này. $70.000 tiền cấy thận vẫn còn rẻ hơn rất nhiều so với $50.000 một năm tiền chạy thận nhân tạo. Mà không chỉ có tiền. Người được ghép thận sẽ khoẻ mạnh hơn, và có chất lượng cuộc sống tốt hơn người chạy thận nhân tạo.

Một số người thì cho rằng lĩnh vực buôn bán tạng đã nở rộ, và khó mà dừng lại được, cách tốt nhất để bảo vệ người bán tạng là hợp pháp hoá nó và tạo ra một thị trường quy củ (như các sàn giao dịch chứng khoán). Michael Friedlaender là một trong những bác sĩ của Arie sau phẫu thuật và là trưởng phân khoa ghép thận tại Bệnh viện ĐH Hadassah ở Jerusalem. Ông từng phản đối việc buôn bán tạng nhưng giờ đây ông ủng hộ một thị trường hợp pháp.

Tiến sĩ nói, theo hệ thống hiện nay, nếu có điều gì đó sai sót trong quá trình phẫu thuật, hoặc nếu có trục trặc trong tiền nong, thì cả người cho lẫn những nhận đều không có bất kỳ một căn cứ pháp lý nào để nhờ pháp luật bảo vệ. Chính vì thế ông cho ràng một hệ thống công khai hoạt động có quy định rõ ràng sẽ cải thiện tình hình này, do đó đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người cho và người nhận sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Tiến sĩ Friedlaender cho rằng trên một thị trường tự do, việc lấy một cơ quan nội tạng mà không trả tiền mới là bất lương.

"Ai đó cứu sống bạn", ông nói. "Và chẳng nhẽ bạn không đền ơn người ta ư? Trên đời làm gì có dịchv ụ nào là 'cho không' đây?" Việc hiến tạng là một những dịch vụ có giá trị nhất bởi "nó cứu cả một mạng sống".

* * *

Chỉ ít tuần ký hợp đồng với tay 'cò', ông Arie nhận được một cuộc điện thoại. "Chúng tôi đã tìm được người hiến thận hợp với anh ở Nam Phi", tay môi giới nói. Mọi thứ sau đó diễn ra trơn tru. Vé máy bay được gửi đến tận nhà. Ông đưa cho 'tay buôn tạng' kia $10.000 trả trước, và cam kết trả nốt phần còn lại trước khi lên bàn mổ. Rồi thì ông và Mary cũng lên đường đến Nam Phi.

Ngày 8/4/2003, họ có mặt trong bệnh viện St. Augustine. Với những bức tường vàng ấm áp, sàn nhà bóng láng, với hướng nhìn ra đại dương, cơ sở ghép thận này có lẽ thuộc loại xa xỉ nhất Nam Phi. họ được đưa đến bởi những nhân viên lễ tân có lẽ là không thể chuyên nghiệp hơn.

Nhưng họ bỗng gặp một rắc rối.

Anh Hernani sẽ thoát cảnh vợ con nheo nhóc sau khi từ Nam Phi trở về?

Hoá ra người hiến thận cho Arie bị cao huyết áp và các y tá đã từ chối phẫu thuật. Các y tá khuyên Arie và Mary không nên quá lo. Họ thuyết phục vợ chồng ông rằng các bác sĩ và các tay môi giới đã không cố ý lừa đảo họ cũng như những người Brazil đi bán thận. Nhưng không chỉ người Brazil nọ (Hernani) mới có thận hợp với ông. Arie và Mary thường nghe nhạc Brazil và cả tiếng bóng đá truyền hình lọt qua phòng chờ bệnh viện. Sau vài ngày xét nghiệm, một người hiến thích hợp rồi cũng được tìm ra.

Chẳng bao lâu, Arie được gặp người đàn ông trẻ tuổi nọ (Arie không tiết lộ tên người này), người sẽ trao cho ông sự sống. Anh ta cao, gầy, và còn rất trẻ. Anh chàng ngoác miệng cười không ngớt. Qua một người thông ngôn, anh chàng nói anh không hút thuốc uống rượu. Anh chỉ muốn có tiền lấy vợ và học nghề kiến trúc sư mà thôi.

Khi trò chuyện với anh chàng người Brazil, Arie liên tục nói "cám ơn" bằng tiếng Bồ Đào Nha.

"Ob..., Ob...," ông lắp bắp.

"Obrigado," Mary 'nhắc vở'.

Qua người phiên dịch, ông hỏi chàng trai Brazil xem anh có thực sự muốn hiến thận cho ông không. Anh chàng kia cười toang hoác, nói "Có chứ". Anh chìa tay cho Arie, và hai người bắt tay mãi cho đến khi vào phòng mổ.

Ca phẫu thuật diễn ra vào đêm trước lễ Quá hải (Passover), một thánh lễ quan trọng của người Do Thái. Khi ông nằm trên xe đẩy, được đưa đến phòng mổ, ông không ngớt đọc thầm lời cầu nguyện "Shma Yisrael", một lời cầu xin xá tội của người Do Thái.

Tối hôm đó, ở khách sạn, Mary sống trong một cảm giác cô đơn và lo sợ tột độ. Một số gia đình Do Thái bản địa mời bà dự lễ Passover cùng nhưng bà đã từ chối. bà thấy mình quá lạt lõng. Trong phòng, bà thắp vài ngọn nến và đọc lại truyện về Passover. Cầu sao cho ca phẫu thuật giải thoát cho chồng cô để ông có một cuộc sống bình thường như bao người khác.

Ngày hôm sau, bà đi gặp chồng. Ông trông không được ổn lắm. Da ông xạm đi vì mất máu, cơ thể thì đang được nối với đầy những dây rợ, máy móc - những thứ không lạ lẫm gì với một người từng là y tá như cô nhưng sao thật xa lạ khi được gắn vào người chồng cô. Để trấn an bà, bác sĩ nói ca phẫu thuật đã thành công.

Trong những ngày sau đó, Arie gặp lại người hiến tạng. Họ chụp nhiều bức ảnh chung làm kỷ niệm. Người Brazil hồn nhiên dang tay ôm lấy Arie, chìa ngón tay cái ra hiệu thoả thuận ngầm, và nở nụ cười tươi rói quen thuộc. Mặc chiếc áo sơ-mi đỏ rực, anh trông rất hợp là một fan ruột của đội tuyển bóng đá vừa đoạt cúp thế giới.

  • Nam Sơn (giới thiệu)
    (còn nữa)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,