221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
761528
Người Syria đốt phá sứ quán Đan Mạch, Na Uy
1
Article
null
Người Syria đốt phá sứ quán Đan Mạch, Na Uy
,

Hàng nghìn người Syria, đang trong cơn thịnh nộ sau sự kiện tranh biếm hoạ nhà tiên tri Mohamed, sáng nay đã phóng hoả vào đại sứ quán Đan Mạch và Na Uy ở thủ đô Damascus.

Bên ngoài sứ quán Đan Mạch ở Damascus, Siri (hay Syria)

Đây là hành động bạo lực nghiêm trọng nhất trong ngày thứ bảy (theo giờ Siri), và cũng là vụ lớn nhất trong những ngày qua — những ngày thịnh nộ của tín đồ Hồi giáo ở Châu Á, Châu Âu và Trung Đông.

Trong khi đó tại thành phố Gaza, người Palestine lại đang giận dữ diễu hành biểu tình qua các đương phố, ném đá vào sứ quán các nước Châu Âu, đốt quốc kỳ Đức và Đan Mạch. Đoàn người phản đối phá hết cửa sổ của trung tâm văn hoá Đức và ném đá vào toà nhà Uỷ ban Châu Âu (EC).

Người Iraq thì thể hiện cơn giận bằng cách yêu cầu EU chính thức lên tiếng xin lỗi. Nhóm Hamas, sẽ lãnh đạo Palestine trong tương lai, thì gọi loạt tranh biếm họa là "một sự xúc phạm không thể tha thứ" và "đáng bị giết chết".

Pakistan thì triệu đại sứ của 9 nước Phương Tây để chính thức phản đối. Đáng chú ý có cả người Châu Âu cũng tham gia biểu tình ở Đan Mạch và Anh, thể hiện giận dữ ra mặt.

Xin được nhắc lại nguyên nhân dẫn đến làn sóng phản đối này: Tháng chín năm nay, tạp chí Jyllands-Posten hoạt động độc lập tại Đan Mạch đã cho đăng 12 bức biếm hoạ nhà tiên tri Mohamed ("Muhammad" trong tiếng Anh). Không hiểu vì lý do gì, tuần qua một loạt tờ báo khác ở Châu Âu đồng loạt lại cho đăng lại những bức biếm hoạ này. Trong số các bức biếm hoạ, có một bức vẽ cảnh nhà tiên tri quấn một chiếc khăn hình một trái bom đã châm ngòi. Tờ Jyllands-Posten nói họ được quyền làm như thế là bởi tại Đan Mạch (và một số nước dân chủ khác), báo chí hoạt động theo cơ chế tự kiểm duyệt, ngay cả những vấn đề cực kỳ nhạy cảm như tín ngưỡng.

Các bức vẽ đã châm ngòi một làn sóng thịnh nộ hiếm có bởi luật Hồi giáo nghiêm cấm vẽ hình Mohamed.

Trong khi đó, Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen lại vô tình "đổ dầu vào lửa" khi nói chính phủ Đan Mạch không thể xin lỗi hộ tờ báo vì luật tự do báo chí, theo đó báo chí tự chịu trách nhiệm về cả nội dung lẫn hình thức. Ông nói việc chính phủ xin lỗi là sai luật và vô nghĩa. Phát biểu của ông đã càng khiến cho người Hồi giáo điên tiết và phản đối càng mạnh mẽ hơn.

Rút kinh nghiệm, lãnh đạo các nước Âu Châu khác sáng nay đã cố xoa dịu tình hình.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà hiểu người Hồi giáo đang đau đớn như thế nào — tuy nhiên cũng nói nỗi đau đó không đáng phải thể hiện bằng bạo lực như thế.

"Tự do báo chí là một trong những giá trị quý giá nhất làm nên nền dân chủ, nhưng chúng ta cũng có giá trị của tự do tôn giáo", bà Merkel nói tại một hội nghị an ninh quốc tế đang diễn ra tại Munich, Đức.

Toà thánh Vatican kêu ca về tình hình bạo lực nhưng nói việc đăng biếm hoạ là không thể chấp nhận được.

"Quyền tự do tư duy và bày tỏ... không thể dẫn đến quyền xúc phạm cảm thức tôn giáo được", Vatican nói trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi xuất hiện xung đột.

Hoa Kỳ kêu gọi hành động đốt phá của người biểu tình là "không thể tha thứ được" và cáo buộc chính phủ Siri đã khiến các đại sứ quán bị đốt vì không có các biện pháp an ninh cần thiết.

Lửa bủa vây lấy đại sứ quán Đan Mạch

Đan Mạch và Na Uy thì không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Sau khi đại sứ quán ở Damascus bị thiêu trụi, ngoại trưởng hai nước đã kêu gọi công dân nước mình rời Siri ngay lập tức.

"Thật khủng khiếp và hoàn toàn không thể chấp nhận được", Ngoại trưởng Đan Mạch Per Stig Moeller nói trên sóng truyền hình Đan Mạch sáng nay.

Không có quan chức ngoại giao nào trong sứ quán bị thương. Ngoại trưởng Thuỵ Điển, nước có sứ quán nằm cùng khu nhà với hai nước kể trên, tuyên bố sẽ tố cáo chính phủ Siri vì đã không bảo vệ được toà nhà.

Bộ Ngoại giao Chile nói sứ quán nước này ở Damascus (nằm cùng khu nhà kể trên) cũng bị đốt song không có ai bị thương.

Giận dữ hiện diện ở cả Châu Âu. Những người Hồi giáo trẻ đã đụng độ nhẹ với cảnh sát ở Copenhagen, thủ đô Đan Mạch, và khoảng 700 người đang tập hợp bên ngoài sứ quán Đan Mạch ở London.

Trong lúc này tại Damascus, không khí chống đối vẫn dâng cao và đoàn người biểu tình vẫn đang chờ một lời xin lỗi chính thức.

  • N.S. (Theo AP, AFP, Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,