221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
762388
Vụ tranh biếm hoạ: Cuộc "khủng hoảng toàn cầu"
1
Article
null
Vụ tranh biếm hoạ: Cuộc 'khủng hoảng toàn cầu'
,

Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen hôm 7/2 nói rằng làn sóng biểu tình bạo lực liên quan tới tranh biếm họa đấng tiên tri Muhammad của người Hồi giáo là một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu và kêu gọi người Hồi giáo trên thế giới hãy "bình tĩnh".

Soạn: AM 697211 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen.

Ông Anders Fogh Rasmussen nói rằng những người Hồi giáo cực đoan đang lợi dụng sự mâu thuẫn xung quanh các bức tranh biếm hoạ, xuất phát từ Đan Mạch, nhằm gây lên các "xung đột văn hoá". "Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu," ông nói.

Ông cũng lên án các vụ tấn công nhằm vào các đại sứ quán Đan Mạch và kêu gọi người Hồi giáo trên thế giới kiềm chế, chấm dứt biểu tình bạo lực. "Chúng ta cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, không phải bạo lực. Người Đan Mạch không phải là kẻ thù của người Hồi giáo," ông nói thêm.

Trước đó, Đan Mạch tuyên bố Iran phải chịu trách nhiệm sau khi đại sứ quán nước này ở Tehran bị tấn công. Iran cũng đã cấm nhập khẩu từ Đan Mạch và ngừng quan hệ thương mại với nước này. Người phát ngôn của EU, ông Johannes Laitenberger, nói việc tẩy chay hàng hoá Đan Mạch, gần giống với việc tẩy chay hàng hoá của EU khi châu Âu là đối tác chính của Iran với kim ngạch 11,8 tỷ euros (Đan Mạch chỉ chiếm 170 triệu euros) năm 2004.

Trong khi đó, làn sóng biểu tình tẩy chay Đan Mạch tiếp tục lan rộng trên thế giới, lan sang cả Tây Phi. Các tranh biếm họa, đăng tải lần đầu trên một tờ báo của Đan Mạch, đã bị các tín đồ Hồi giáo khắp nơi lên án.

Khoảng 5.000 người đã xuống đường biểu tình tại Peshawar, một tỉnh biên giới ở Pakistan, và hàng ngàn người biểu tình ở Muzaffarabad, thủ phủ Kashmir do Pakistan kiểm soát. Tại Philippines, hàng ngàn người Hồi giáo tụ tập tại Cotabato, yêu cầu chính phủ Đan Mạch trừng phạt tờ báo đã đăng các bức tranh biếm hoạ đấng tiên tri Muhammad của người Hồi giáo.

Trong khi đó, tại Afghanistan, ít nhất 8 người biểu tình đã thiệt mạng và  30 người khác bị thương. NATO đã phải điều quân Anh tới một thị trấn tại Afghanistan, nơi đã xảy ra bạo động phản đối loạt tranh biếm họa về đạo Hồi để giữ gìn trật tự sau khi những người biểu tình đã tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình đóng tại địa phương.

Soạn: AM 697213 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Người Hồi giáo biểu tình, giận dữ đốt cờ Đan Mạch. (AP)

Chính phủ các nước và nhiều tổ chức quốc tế hôm 6/2 kêu gọi người Hồi giáo bình tĩnh, cố tìm cách làm dịu đi sự tức giận của người Hồi giáo nhưng vẫn ủng hộ các nguyên tắc về tự do ngôn luận. Nhà Trắng cho biết họ hiểu nỗi tức giận của người Hồi giáo song nhấn mạnh rằng những người theo đạo Hồi cũng phải lên án tư tưởng bài Do Thái và bài Thiên Chúa giáo.

Uỷ ban Các nhà lãnh đạo tôn giáo châu Âu, gồm nhiều nhà lãnh đạo của các cộng đồng tôn giáo khác nhau, trong đó có đạo Phật, Hindu, Hồi giáo, Do Thái giáo, lên án vụ đăng biếm hoạ và cả bạo lực trong thế giới Hồi giáo sau vụ các bức tranh này.  

Trong khi đó, các nhà biếm họa Đan Mạch phải lẩn trốn Tên của những nhà biếm họa này được đăng cùng với những bức tranh của họ trên tờ Jyllands-Posten hồi tháng 9.

Cơn giận dữ của người Hồi giáo liên quan tới tranh biếm hoạ nhà tiên tri Mohamed đã bùng lên dữ dội khi tháng 9/2005, tạp chí Jyllands-Posten tại Đan Mạch đã cho đăng 12 bức biếm hoạ nhà tiên tri Mohamed, sau đó, tuần qua một loạt tờ báo khác ở Châu Âu đồng loạt lại cho đăng lại những bức biếm hoạ này. Trong số các bức biếm hoạ, có một bức vẽ cảnh nhà tiên tri quấn một chiếc khăn hình một trái bom đã châm ngòi, bất chấp việc luật Hồi giáo nghiêm cấm vẽ hình Mohamed.

Các cuộc biểu tình của người Hồi giáo phản đối tranh biếm hoạ Nhà tiên tri Mohamed đã lan rộng và trở thành một "hiện tượng mang tính toàn cầu" khi tiếp tục lan rộng từ châu Âu sang Á. Đối với người Hồi giáo, sự bất kính với Đấng tiên tri Muhammad là một cái gì đó vượt qua cả chính trị thế giới. Và khi cơn giận dữ ấy vẫn ngự trị trong trái tim những người Hồi giáo.

Diễn biến vụ tranh biếm họa đạo Hồi:

30/9/2005: Tờ báo Jyllands-Posten đăng tranh

20/10/2005: Đại sứ các nước theo Hồi giáo than phiền với Ngoại trưởng Đan Mạch

10/1/2006: Một tờ báo của Na Uy đăng lại các tranh này

26/1/2006: Ả rập Saudi triệu hồi đại sứ của mình để phản đối

30/1/2006: Các tay súng đột nhập văn phòng châu Âu trên Dải Gaza để đòi xin lỗi

31/1/2006: Tờ Jyllands-Posten chính thức xin lỗi

1/2/2006: Một số báo ở Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha đăng lại tranh

4/2/2006: Người Syria tấn công sứ quán Đan Mạch và Na Uy ở Damascus

5/2/2006: Người biểu tình đốt phá sứ quán Đan Mạch ở Beirut

 

    Nguyên Hưng (Theo BBC, AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,