Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA, Mohammed ElBaradei, hôm 6/3 kêu gọi Iran và EU quay trở lại bàn đàm phán liên quan đến chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Iran.
Ông Mohamed ElBaradei, Giám đốc Cơ quan Năng lương nguyên tử Quốc tế IAEA. (Reuters) |
Lên tiếng vào lúc khai mạc phiên họp vô cùng quan trọng của IAEA về Iran, người đứng đầu IAEA, ông Mohammed ElBaradei, nói ông hy vọng các bên vẫn có thể đạt được một giải pháp ngoại giao để phá vỡ thế bế tắc liên quan đến tham vọng hạt nhân của nước này.
Ông Mohammed ElBaradei cũng bầy tỏ một sự lạc quan thận trọng rằng quyết định liên quan đến chương trình làm giàu nhạt nhân đầy nhậy cảm của Iran có thể sẽ đạt được trong tuần tới, một hành động có thể đưa Iran ra khỏi đe dọa trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA).
"Đây là chủ đề có thể gây ra tác động đối với hòa bình và an ninh thế giới, tuy nhiên ai cũng muốn thấy cần phải đạt được một sự cân bằng giữa quyền của Iran được dùng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, và lời đảm bảo dành cho cộng đồng quốc tế rằng chương trình này hoàn toàn chỉ dành cho mục đích hòa bình," ông nói.
HĐBA Liên Hiệp Quốc sẽ nghiên cứu đề nghị đạt được qua cuộc họp của hội đồng điều hành IAEA để từ đó đề ra biện pháp đối với Iran. Trong mấy ngày qua người ta chứng kiến một loạt các hoạt động ngoại giao, tuy nhiên cho đệ́n nay vẫn chưa thấy có một sự đột phá nào. Trước đó, đàm phán hạt nhân giữa Iran và EU đã đỗ vỡ do các bên không đạt được bất cứ thoả thuận nào.
Các nước EU và Mỹ cho rằng, Iran muốn phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng Iran đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định quyền được phát triển chương trình hạt nhân để sản xuất năng lượng phục vụ sản xuất.
IAEA đã yêu cầu Iran ngừng hoàn toàn việc làm giàu uranium. Tuy nhiên, Iran đã từ chối và nhấn mạnh quyền được phát triển chương trình hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Hôm thứ 4/3 Iran tuyên bố nếu vấn đề hạt nhân của họ bị đưa ra HĐBA, họ sẽ nối lại việc làm giàu uranium quy mô lớn.
Iran tuyên bố sẽ nối lại làm giàu uranium ở quy mô lớn nếu bị đưa ra HĐBA. |
Nga và Iran hiện đang thảo luận một đề nghị của Moscow về việc thành lập liên doanh làm giầu uranium cho Tehran trên lãnh thổ Nga để tiện cho quốc tế giám sát. Phía Mỹ đã lên tiếng ủng hộ đề nghị này của Nga. Dự án nói trên nếu được thực hiện thì nước thứ 3, đặc biệt là Trung Quốc có thể tham gia.
Vấn đề hạt nhân của Iran cũng đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế bởi Iran là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trên hế giới. Theo các chuyên gia, nếu như Iran phải chịu lệnh trừng phạt của LHQ và dầu của Iran không có mặt trên thị trường thế giới, giá dầu có thể lên tới 100USD/thùng.
Chính vì lý do này các nhà phân tích cho rằng, các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng hạt nhân của Iran sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra những quyết định cuối cùng.Hôm 10/1, Iran đã gỡ bỏ các dấu niêm phong tại cơ sở hạt nhân Natanz nhưng nước này luôn bác bỏ cáo buộc rằng đang nghiên cứu chế bom nguyên tử và chỉ tạo năng lượng điện. Tuy nhiên, việc này đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ các nước phương Tây, vì Mỹ và EU luôn nghi ngờ Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.
N . M (Theo BBC, New York Times)