(VietNamNet) - Biên tập viên Emily Bourke thuộc Ban Á Châu Thái Bình Dương Đài Phát thanh Australia vừa có cuộc trò chuyện với ông Andrew Symon, thuộc Học Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore, đồng thời là người vẫn theo dõi tình hình Việt Nam từ nhiều năm qua.
Ông Andrew Symon cho rằng: vụ PMU18 cho thấy cách thức mà giới lãnh đạo Việt Nam diệt trừ nạn tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ đảng viên.
Đài phát thanh Australia: "Người ta ngày càng vững tin rằng trong vấn đề hội nhập kinh tế, Việt Nam có thể tự túc tự cường, có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình". (Ảnh minh họa: từ Festival Biển Vũng tàu 2006 - Võ Tiến) |
ANDREW SYMON: Việt Nam hiện rất cởi mở trong vấn đề này. Ý của tôi là khi bạn nói chuyện với mọi người, với các viên chức hoặc những người bạn gặp trên đường phố thì họ nói công khai với bạn về chuyện tham nhũng.
Tôi không biết tình trạng tham nhũng ở Việt Nam có đỡ hơn hay trầm trọng hơn những quốc gia khác trong khu vực hay không; thế nhưng chắc chắn người Việt Nam không dấu diếm chuyện tham nhũng như người thuộc một số quốc gia khác trong khu vực.
Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam hiện cố gắng cho mọi người biết họ đang gắng sức đối phó với tham nhũng.
Theo tôi, sở dĩ giới lănh đạo Việt Nam làm như vậy một phần cũng vì Đảng Cộng Sản Việt Nam cần có được tính chính danh trong việc Đảng lãnh đạo đất nước.
Tại Việt Nam, kinh tế đang càng lúc càng phát triển, đồng thời các quyền tự do dân sự cũng đang ngày càng tốt hơn trước. Chỉ riêng sự kiện này mà thôi cũng đă cho Đảng và hệ thống cầm quyền tại Việt Nam có được tính chính danh rồi.
EMILY BOURKE: Những sự việc vừa nêu diễn ra trong lúc giới lănh đạo Việt Nam đang cố gắng hết sức để chứng tỏ cho thế giới thấy họ cương quyết dẹp tan nạn tham nhũng đồng thời nghiêm trị những kẻ nào phạm tội này.
ANDREW SYMON: Đại hội Đảng sắp diễn ra. Đây là kỳ đại hội được tổ chức cứ mỗi 5 năm một lần.
Đại hội Đảng là sự kiện hết sức quan trọng vì trong đại hội, các đại biểu đề ra hướng đi cho đất nước trong thời gian 5 năm sắp tới, đồng thời cũng họ cũng lựa chọn những người lănh đạo Đảng và chính phủ.
Vì vậy, thông tin về những nỗ lực chống tham nhũng cần phải được đưa lên hàng đầu trước khi sự kiện quan trọng này khai mạc.
Theo tôi, đây là năm Việt Nam thực sự muốn cho thế giới biết rằng “Chúng tôi muốn cởi mở hơn nữa về phương diện kinh tế và cả về chính trị nữa.”
Tôi xin nêu ra một vài ví dụ:
Mới đây Việt Nam đă nộp đơn xin làm hội viên không thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đồng thời Việt Nam cũng đề nghị đóng góp nhân sự vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Về phương diện kinh tế, Việt Nam hy vọng trong năm nay sẽ được thu nhận làm hội viên Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, tức WTO.
Cũng trong năm nay, Việt Nam sẽ được thế giới chú ý vì là nước tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương, gọi tắt là APEC vào tháng Mười Một sắp tới.
EMILY BOURKE: Việc phát động các chiến dịch chống tham nhũng không phải là điều mới lạ đối với mọi người ở Việt Nam; thế nhưng chuyện một bộ trưởng nhận trách nhiệm và từ chức thì quả là điều mới mẻ.
Ngân Hàng Thế Giới, tức World Bank đă lên tiếng hoan nghênh vụ ông Đào Đình Bình từ chức bộ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải; đồng thời Ngân Hàng này cũng kêu gọi Việt Nam hăy tiếp tục điều tra các vụ tham nhũng.
Thêm vào đó Ngân Hàng Thế Giới cũng ca ngợi sự kiện báo chí nhà nước tường thuật về vụ tham nhũng ở PMU 18. Ngân Hàng cho rằng một nền báo chí tự do sẽ giúp ích cho đất nước nào muốn đẩy mạnh công tác bài trừ nạn tham nhũng.
ANDREW SYMON: Chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam hiện đang đạt nhiều tiến bộ; và kết quả là thái độ của mọi người đối với tệ nạn này cũng đang thay đổi; chính phủ bớt cứng nhắc hơn, kinh tế đang phát triển và người dân được hưởng lợi. Có lẽ Tây Phương không nhìn thấy rõ các thành tựu của Việt Nam vì họ mải chú ý tới Ấn Độ và Trung Quốc.
Việt Nam có 80 triệu dân và dân chúng Việt Nam rất năng động, ngoan cường và bền bỉ.
Các khoản đầu tư ngoại quốc đang ngày càng gia tăng. Cán bộ và đảng viên ngày càng cảm thấy thoải mái hơn trong vấn đề ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam, đồng thời họ cũng cảm thấy thoải mái hơn với sự hiện diện của người nước ngoài.
Ngày nay, người ta ngày càng vững tin rằng trong vấn đề hội nhập kinh tế, Việt Nam có thể tự túc tự cường, có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình.
-
Đ.Q (theo Radio Australia)