221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
786880
Hà Nội trước cơn lốc toàn cầu hoá
1
Article
null
Hà Nội trước cơn lốc toàn cầu hoá
,

Những cảm nhận và dự báo của ký giả Ullrich Fichtner về một Hà Nội trước ''cơn lốc'' toàn cầu hoá được đăng trên tờ Tấm Gương của Đức.

Soạn: AM 756105 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đường phố Hà Nội.

Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Một quyết định dường như có thể làm thay đổi vẻ quyến rũ của Thủ đô, sắc mầu đường phố sẽ bị chi phối bởi những nhà hàng ăn nhanh, siêu thị và các khu mua sắm.

Sông Hồng không phải dòng chảy duy nhất qua thành phố, ngoài nó còn dòng người, dòng xe. Sông Hồng chỉ cắt qua phía Đông Hà Nội, còn chính những đường phố mới ngập dòng xe đạp, xe máy và ôtô. Hè phố giống như bậc thang dẫn xuống dòng sông. Mọi thứ đều chảy ngày chảy đêm - một dòng sông dài, êm trôi có vận tốc chừng 30-35km/h với một vài ô tô, và thỉnh thoảng có chiếc xe tải. Chẳng có gì ''điên cuồng'' trong đó.

Họ đi hai đi bốn, không đội mũ bảo hiểm - cả gia đình đi trên chiếc xe hai bánh, trẻ con kẹp giữa bố mẹ. Những cặp tình nhân say cùng nhịp điệu đường phố, và những thiếu nữ ngồi xe với dáng điệu không chê vào đâu được. Nhìn họ đi trên phố, có cảm giác toàn bộ cư dân thành phố hợp lại thành một đàn cá rực rỡ sắc màu. Phố Hàn Thuyên không phải trường hợp ngoại lệ, ở đó cái mới và cũ của toàn cầu hoá hội lại ở một cửa hàng góc đường.

Nơi đó, một siêu thị mới mọc lên, "Au Délice," tạo một ấn tượng khác lạ, đặc biệt so với cái nóng ẩm nhiệt đới bên ngoài. Bước qua cửa bạn sẽ nhìn thấy ngay một quầy pho mát xa xỉ đầy ắp các nhãn hiệu nổi tiếng như Roquefort và Reblochon, Beaufort và Brie de Meaux, rồi có cả cá hun khói nhập từ Na Uy, Hà Lan, cá trích từ Đức - tất cả giờ đây nằm ngay giữa trái tim châu Á.

Trong ''Au Délice'', bạn sẽ thấy có cả xúc xích cay Tây Ban Nha, thịt bò bresaola của Ý, giăm bông Bayonne và Parma. Một nửa những cái tên đó viết sai, nhưng những nhà sản xuất cách đó 8.000 - 9.000 km chẳng ai phàn nàn. Dầu ô liu từ vùng Toscana của Ý được đặt cạnh giấm thơm từ Modena và mù tạc từ Dijon. Có cả sô-cô-la Bỉ, Thuỵ Sĩ, bia CH Séc, bia Ai Len, một kệ dài đầy ắp rượu vang hiếm quý, đắt tiền. Tại Au Délice giữa Hà Nội, bạn sẽ tìm thấy những thứ mà có mỏi mắt cũng chằng tìm thấy ở nhiều thành phố tại các nước tư bản.

Bà Nga, chủ siêu thị, kết hôn cùng một người Bỉ và giờ đây một mình bà quản lý nó. Bà được các nhân viên của mình hỗ trợ, trong đó có anh Thanh - người biết mọi thứ cần biết về xúc xích. Siêu thị của bà Nga nhận hàng nhập khẩu từ các công ty có thể vận chuyển nấm hương vị từ cánh rừng sồi xa xôi tận Pháp sang Hà Nội chỉ trong vòng vài ngày.

Au Délice hoạt động mang tính toàn cầu. Nhưng siêu thị này có cảm giác ''mắc nợ'' quá khứ ngay cả khi chế độ thực dân Pháp chấm dứt tại Việt Nam năm 1954. Một ví dụ về sự mơ hồ thường thấy của lịch sử là, thực dân Pháp mang đến bất công và khổ đau cho người Việt Nam, nhưng họ cũng mang đến bánh mỳ, rượu vang và văn hoá ẩm thực. Giờ đây, toàn cầu hoá mang một cái tên khác: ''chủ nghĩa thực dân''.

Một thành phố không ''tỳ vết'' toàn cầu hoá hiện đại

Mọi dạng hiện thời của toàn cầu hoá gần như ''vô hình'' ở Hà Nội ngày nay. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng một thành phố xinh đẹp, sống động không bị chi phối bởi McDonalds, Burger King, KFC và Starbucks, nơi mọi người sống không cần siêu thị, trung tâm mua sắm, không cần trạm khí đốt to lù lù tựa nhà thờ Thiên Chúa bên những xa lộ - hãy đến Hà Nội, và nên đến nhanh lên.

Hà Nội là một thành phố châu Á thanh lịch tiếp nhận di sản châu Âu. Và tuy vậy, nó vẫn là nơi những gã khổng lồ bán lẻ, những người đầu cơ bất động sản chưa với tay tới. Nhưng, mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng khi Việt Nam gia nhập (WTO). Đất nước muốn tham gia vào cuộc đua mang tên toàn cầu hoá. Trong cuộc kiếm tìm lợi ích, Việt Nam có thể cũng phải trả giá. 

Hà Nội đang thay đổi. Những công trình rải rác vùng ngoại ô, rồi những đường phố thông thoáng tràn ngập xe hơi, không phải xe máy hoặc xe đạp. Ngoài trung tâm thủ đô, bạn sẽ thấy những siêu thị đầu tiên to cỡ nhà ga xe lửa đầy ắp hàng hoá quốc tế cạnh tranh một cách không cần thiết với các sản phẩm trong nước. Gà đông lạnh nhập từ Brazil, đi nửa vòng trái đất mới tới đất nước có tới 8 triệu người nuôi gà, ăm ắp trên kệ đông lạnh. Câu hỏi đặt ra là liệu có bao nhiêu trong số 8 triệu người nuôi gà đó ra đi vào ngày mai?

Tại Hà Nội, những ngày rượu vang và pho mát đắt tiền là những biểu tượng ''có hiệu lực nhất'' của toàn cầu hoá ngày một dầy thêm. Tầng lớp trung lưu mới của Việt Nam sẽ được mời vào các siêu thị toàn cầu. Một khi WTO áp dụng các quy định của mình tại Việt Nam, siêu thị đó sẽ mở rộng ra mọi ngóc ngách thành phố.

Trước hết, Hà Nội dường như sẽ là một nơi rực rỡ sắc màu hơn. Với thêm nhiều các biển quảng cáo cùng các cửa sổ trưng bày lớn hơn, Hà Nội có vẻ... Tuy nhiên, đường phố sẽ sớm thay đổi - trước tiên, xe đạp sẽ không còn xuất hiện, rồi đến các loại xe động cơ phân khối nhỏ. Xe hơi sẽ tràn ngập giống như những chú cá béo múp. Và Hà Nội sẽ trở thành một nơi rất khác.

  • Trần Kiên (gt)
     

Bài liên quan:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,