221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
787742
Việt Nam háo hức hội nhập
1
Article
null
Việt Nam háo hức hội nhập
,

Đó là đánh giá của Andrew Symon - một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore - sau chuyến thăm Việt Nam đầu tháng này.

Hướng ra phía ngoài một công viên nằm ở một quận trồng các hàng cây cổ thụ theo kiểu Pháp của Hà Nội trong lúc Việt Nam đang diễn ra những thay đổi năng động là một bức tượng lớn hơn kích cỡ người thật của lãnh tụ Nga Vladimir Lenin.

Soạn: AM 758025 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tượng đài Lenin trong Công viên Lenin ở đường Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nằm ở vị trí không xa lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ cộng sản huyền thoại của đất nước này trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ giành lại độc lập và thống nhất quốc gia, tượng đài tưởng niệm một đảng viên Bolshevik gợi lại những quãng thời gian đã rất xa. Nếu ông Hồ và Lenin còn sống đến tận ngày nay thì họ sẽ ngỡ ngàng bởi bộ mặt của một Việt Nam hiện đại.

Và vào thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần X của Đảng cộng sản Việt Nam tháng này, những cải cách đặt ra sẽ tiếp tục làm thay đổi đời sống từng gần như trì trệ sau nhiều thập kỉ chiến tranh và việc thực hiện chính sách kinh tế bao cấp sau khi thống nhất đất nước năm 1975. Để  dự đoán được Việt Nam có thể tiếp tục tiến xa đến đâu, chúng ta cần đánh giá đúng những chặng đường dài mà đất nước này đã đi qua.

Việt Nam cũng muốn góp vai trò vào vũ đài chính trị thế giới - trở thành một thành viên tích cực của Liên hợp quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế. Điều này thể hiện rất rõ qua nỗ lực của Hà Nội nhằm đưa Việt Nam trở thành một thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ giai đoạn 2008-2009 với cả đề xuất Việt Nam sẽ hoàn toàn tham gia các nhiệm vụ gìn giữ hoà bình của LHQ. Việc này có thể đem lại một số hoán vị thú vị khi quân đội Việt Nam làm việc cùng binh lính Pháp và Mỹ. Người Việt Nam cũng đang lobby để giành được sự ủng hộ của quốc tế. Mãi đến năm 1997, Việt Nam sau năm 1975 mới trở thành thành viên của LHQ.

Một ví dụ khác là sự cởi mở của Hà Nội với quốc tế về các vấn đề liên quan đến cúm gia cầm, sẵn sàng đón nhận hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tăng cường các biện pháp chống dịch, hoàn toàn đối lập với cách một số quốc gia ban đầu đã che giấu sự xuất hiện của bệnh.

Năm nay cũng đánh dấu việc Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của quốc tế. Trung tâm sự chú ý sẽ hướng vào các hội nghị của 21 nước thành viên thuộc Diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam. Các hội nghị như thế sẽ trở nên vô cùng quan trọng khi có sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia tại Hà Nội vào tháng 11 tới cũng như nhiều cuộc hội thảo khác nhau của giới kinh doanh diễn ra cùng lúc với sự tham dự của các giám đốc điều hành các tập đoàn đa quốc gia thuộc Who's Who.

Soạn: AM 758061 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh APEC 2006

Hà Nội cũng hi vọng năm nay sẽ là năm Việt Nam có thể gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sau nhiều năm đàm phán, Việt Nam dường như cuối cùng đã vượt qua tất cả các rào cản của WTO. Một quốc gia ứng viên vào WTO không chỉ phải chờ đợi theo quy định của tổ chức mà còn phải giành được sự ủng hộ của từng nước thành viên. Điều này có nghĩa là sẽ phải đáp ứng một số đòi hỏi khắt khe. Nhưng Hà Nội đã hoạt động rất tích cực, sửa đổi và ban hành một loạt luật mới cũng như thực hiện nhiều cam kết khác đáp ứng yêu cầu của WTO.

Điều này cũng thể hiện rất rõ qua sự thay đổi cách nhìn của Đảng và Chính phủ. Các lãnh đạo Việt Nam trước kia từng rất hoài nghi chủ nghĩa tư bản ngoại lai. Thậm chí đến giữa những năm 1990, giai đoạn bùng nổ lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài - khi quá trình Đổi mới, giải phóng nền kinh tế bắt đầu đơm hoa, kết trái - rất nhiều người vẫn còn nghi ngờ và sự lo ngại vẫn còn tồn tại ở một số lãnh đạo. Những người nước ngoài nhận thấy rằng việc phát triển kinh doanh không hề dễ dàng như họ từng mong muốn. Do đó, đã bắt đầu có những sự rút lui khỏi đất nước này trước khi khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra trong năm 1997-1998.

Tuy nhiên, sự quyết tâm gia nhập WTO hôm nay lại chỉ ra luồng tư tưởng mới. Người ta tin tưởng rằng Việt Nam có thể bắt tay với các lực lượng kinh tế quốc tế mà không cần phải thoả hiệp các mục tiêu xã hội.

Là thành viên của WTO cũng có nghĩa là sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranh lớn hơn trong thương mại và giảm các rào cản đối với đầu tư nước ngoài. Nhưng các quan chức cho biết Việt Nam sẽ giành được quyền gia nhập WTO. Việt Nam có thể đối phó với các thách thức cạnh tranh. Và cùng lúc đó, Việt Nam cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn trước những gì họ cho là hoạt động chuyên quyền, phi thương mại của các quốc gia khác chống lại các nhà xuất khẩu trong nước.

Sự e dè đối với đầu tư nước ngoài đang dần mất đi. Năm ngoái, trong một thời gian ngắn Việt Nam đã nhận được số lượng kỉ lục các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng trị giá hơn 6 tỉ đô la. Chính phủ đặt ra mục tiêu sẽ tăng gấp đôi con số này hàng năm trong kế hoạch 5 năm 2006-2010. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn trước kia. Chắc chắn là trong tương lai gần.

Hầu như chính phủ và các nhà phân tích nước ngoài đều nhất trí rằng tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm 7-8% cần phải được duy trì trong những năm còn lại của thập kỉ này và lâu hơn nữa. Người dân Việt Nam thường nhận xét rằng bây giờ có nhiều cơ hội và sự lựa chọn hơn trước kia.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức. Việt Nam vẫn là một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ 500 USD trên tổng 82 triệu dân. Phần lớn sự phát triển kinh tế tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ở miền Trung. Và bên cạnh các vấn đề bình đẳng giữa thành thị và nông thôn đang nảy sinh các vấn đề về công nghiệp hoá và đô thị hoá.

Những bức xúc nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng đang tồn tại cũng có thể cản trở sự phát triển. Tắc nghẽn giao thông đang diễn tiến ở thành phố Hồ Chí Minh (có 9 triệu dân) với mức độ nghiêm trọng như ở Jakarta và Manila. Từ một thành phố chủ yếu chỉ có xe đạp một thập kỉ trước, TP Hồ Chí Minh ngày càng có nhiều ô tô đang đua nhau chiếm chỗ cùng xe máy trên các con đường chật hẹp. 

Soạn: AM 758037 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại hội đảng toàn quốc lần X của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ đề ra những định hướng và đường lối lãnh đạo trong 5 năm tới.

Quản lí nước cũng là một vấn đề cần quan tâm. Hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái tiết lộ một điểm yếu của đất nước này. Về cơ bản, miền Bắc và miền Trung đã không đủ nguồn nước đập để cung cấp cho nông dân tưới tiêu mùa màng (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới) và đáp ứng nhu cầu của hệ thống cung cấp điện chủ yếu dựa vào máy phát hydro.

Tham nhũng trong chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề cũng thường xuyên được nhắc đến. Mặc dù vậy, người ta vẫn còn tiếp tục tranh cãi xem vấn nạn này có tồi tệ hơn ở các quốc gia khác hay không. Có lẽ đó đơn giản là vì người Việt Nam sẵn sàng thảo luận về nó.

Câu hỏi lớn nhất đối với những người ngoài cuộc - và là cái điều mà bức tượng Lenin không nghĩ đến - là : "Đảng sẽ tới đâu ?" Đảng cộng sản Việt Nam (VCP) vẫn độc quyền lãnh đạo. Nhưng với việc ngày càng có nhiều tự do về kinh tế, liệu người Việt Nam có muốn nhiều sự giải phóng hơn về chính trị? 

Tuy nhiên không có bất cứ đề xuất mạnh mẽ nào về việc thay đổi hệ thống. Khi đất nước ngày càng phồn thịnh, đem lại nhiều tự do cho nhân dân và hội nhập nhiều hơn với phần còn lại của thế  giới, mọi người Việt Nam đều nói rằng họ đang rất hạnh phúc.

Đại hội đảng X lần này diễn ra từ ngày 18-25/4 tại Hà Nội tập trung tổng kết, đánh giá những gì đã và đang làm được cũng như tốc độ tiến triển của những chính sách đối nội và đối ngoại khác. Đại hội cũng sẽ đề ra những định hướng và đường lối lãnh đạo trong 5 năm tới. Hiện Việt Nam vẫn còn rất nhiều thứ cần được xây dựng.

  • Thanh Bình (Theo Wall Street Journal)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,