221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
790032
Công nhân châu Á làm loạn ở Dubai
1
Article
null
Công nhân châu Á làm loạn ở Dubai
,

Khoảng 2.500 công nhân xây dựng tại Dubai đã đập phá đồ đạc và máy móc để phản đối mức lương thấp và điều kiện làm việc tồi tệ. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn một tháng, bạo lực lại nổ ra tại các công trường xây dựng tại thành phố phát triển nhanh này.

Soạn: AM 763661 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công nhân xây dựng ở Dubai nhận được 123USD/tháng

Các nhân chứng cho biết, hôm qua (26/4) công nhân của công ty Al-Ahmadiah đã biểu tình suốt 4h liền tại Dubai Marina, xung đột với cảnh sát chống bạo động, đập phá xe cộ và máy móc ở khu bờ sông, gồm cả khu chung cư, các quán cà phê ngoài trời và bến du thuyền.

''Chúng tôi chỉ nhận được có 450 dirhams (123USD) một tháng'', một công nhân đề nghị giấu tên vì sợ bị trừng phạt nói. ''Số tiền đó quá ít ỏi. Chúng tôi không thể dành dụm được đồng nào''.

Thiếu tướng cảnh sát Dubai Mohammed al-Mansouri nói, có 3 công nhân đã bị bắt.

Tiếng khóc của lao động châu Á ở Dubai

Các lao động di cư ở Dubai chỉ có rất ít quyền lợi. Chủ lao động hay những người bảo lãnh thường tịch thu hộ chiếu và giấy phép cư trú của công nhân, giới hạn quyền tự do đi lại và khả năng báo cáo các vụ lạm dụng của người làm thuê. Một khi đặt chân tới Dubai, rất ít lao động có thể rời nước này nếu không có giấy cho phép của người chủ - vốn có quyền cấm họ làm việc ở bất cứ nơi nào trong nước nếu họ bị sa thải hay xin nghỉ việc.

Tháng trước, công nhân tại công trường xây dựng toà nhà cao nhất thế giới cũng nổi loạn vì cùng nguyên nhân. Họ đập phá ôtô, nhà xưởng và gây thiệt hại ước tính 1 triệu USD. Sau cuộc biểu tình phản đối bạo lực này, chính phủ Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tuyên bố sẽ thông qua một đạo luật cho phép người lao động có quyền thành lập công đoàn và thương thuyết tập thể.

Các cuộc biểu tình chống đối của lao động nước ngoài không phải là hiếm ở những nước nhiều dầu mỏ tại vùng Vịnh. Trong vài tháng qua, chống đối cũng xảy ra tại Qatar và Oman. Hồi tháng 4, các công nhân Bangladesh cũng tấn công đại sứ quán nước này ở Kuwait để phản đối điều kiện làm việc mà các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ''giống như nô lệ''.

Tháng trước, tổ chức giám sát nhân quyền có trụ sở ở New York đã chỉ trích chính quyền Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) cho phép việc lạm dụng lao động châu Á xảy ra. Tổ chức này nói, các toà cao ốc ở Dubai và nhiều thành phố khác ở UAE được dựng lên trên xương máu của những lao động bị ''bỏ đói'' tới từ Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác.

Một quan chức thuộc Bộ Lao động Dubai là Khalid al-Khazraji đã bác bỏ cáo buộc trên đồng thời tuyên bố ''UAE luôn có lý lịch trong sạch đối với việc bảo vệ quyền lợi công nhân. Các vụ biểu tình gàn đây đều có động cơ liên quan tới kinh tế chứ không dính dáng tới an ninh hay quyền người lao động''.

  • Hoài Linh (Tổng hợp) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,