221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
798860
Việt Nam: Qua rồi thời hàng rong?
1
Article
null
Việt Nam: Qua rồi thời hàng rong?
,

Rồi một ngày, những người bán hàng rong trên đường phố Việt Nam sẽ chẳng là gì ngoài thu hút sự chú ý của khách du lịch do người dân nơi đây đã hình thành ''tình yêu'' shopping trong siêu thị. Xu hướng bán lẻ tăng mạnh đã ''châm ngòi'' một cuộc chiến giữa các nhà phân phối trong và ngoài nước.

Soạn: AM 783407 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Siêu thị Big C Thăng Long tại Hà Nội.

Cuộc chiến hứa hẹn mang lại nhiều chiến lợi phẩm khổng lồ bởi Hãng tư vấn Mỹ AT Kearney đã xếp Việt Nam là nước hấp dẫn thứ 3 thế giới đối với các hãng bán lẻ lớn, đứng sau Ấn Độ và Nga, xếp trên Trung Quốc và Ukraine.

Năm ngoái, kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam tăng 20% so với năm trước đó với doanh thu dạt 23 tỷ USD. Dự báo cho biết, con số trên sẽ vượt 50 tỷ USD trong năm 2010.

"Hoạt động phân phối hàng hoá tại Việt Nam phát triển giống như từng diễn ra tại Thái Lan hoặc Trung Quốc'', Uwe Holzer, Giám đốc điều hàng Metro Vietnam, một chi nhánh của gã khổng lồ bán lẻ Đức Metro, dự đoán.

''Điều đó có nghĩa sẽ có bước chuyển dịch từ chợ truyền thống sang siêu thị, cửa hàng lớn đa dạng về hàng hoá, dịch vụ và các nhà phân phối chuyên biệt''.

Theo Công ty Thông tin thị trường TNS WorldPanel Vietnam, tại Trung Quốc, một nửa các hoạt động mua bán hàng tiêu dùng hiện đang diễn ra trong các cửa hiệu hiện đại, trong khi đó ở Việt Nam chỉ 13%.

Người Việt Nam chỉ bắt đầu đón nhận xe đẩy hàng trong siêu thị từ năm 1995, thời điểm ra đời một siêu thị nhỏ Citimart tại TP. HCM. Tận 3 năm sau, siêu thị kiểu phương Tây đầu tiên - BigC mở cửa tại Đồng Nai.

Tuy nhiên, xu hướng phát triển siêu thị chỉ bắt đầu nở rộ trong những năm gần đây khi Việt Nam phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Các siêu thị lớn cuốn hút giới trẻ, tri thức và tầng lớp trung lưu vốn đã bị mê hoặc bởi các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình.

Soạn: AM 783413 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Rồi một ngày, những người bán hàng rong trên đường phố Việt Nam sẽ chẳng là gì ngoài thu hút sự chú ý của khách du lịch.

''Thật tuyệt vời khi ở trong một nơi sạch sẽ, có điều hoà mát mẻ, có nhiều hàng hoá để lựa chọn và là nơi mà bạn không cần phải mặc cả'', Huỳnh Mai, một phụ nữ 40 tuổi tại phía Nam TP. HCM, cho biết.

Đại dịch cúm gia cầm khiến 42 người Việt Nam tử vong kể từ cuối năm 2003, cùng với sự nhận thức toàn cầu về nhu cầu phải có nguồn gốc xuất xứ hàng hoá cũng góp phần kích thích hoạt động phân phối lớn tại Việt Nam.

Và đặc biệt ở một đất nước cách đây 20 năm phải trải qua tình trạng thiếu lương thực, ý tưởng mua sắm trong những siêu thị tràn ngập hàng hoá thực sự rất hấp dẫn.

''Các siêu thị đã trở thành điểm đến vào dịp cuối tuần, mọi người bỏ ra 3 giờ đồng hồ mua sắm trong siêu thị cùng gia đình và bạn bè'', Giám đốc điều hành BigC Guy Lacombe cho biết.

''Người tiêu dùng Việt Nam rất thức thời với giá cả, nhưng cũng có một thực tế là đến siêu thị góp phần nâng cao vị thế xã hội. Người tiêu dùng thích tìm những sản phẩm trong mơ của mình''.

Việt Nam đang nỗ lực gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay, đây là điển hình của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của đất nước. Đó cũng là cơ hội đồng thời là thách thức lớn đối với các siêu thị tại Việt Nam như Big C, Metro, Dairy Farm, Citimart và WalMart...

  • Trần Kiên (theo AFP)

Bài liên quan:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,