221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
809512
Tại sao phụ nữ Trung Quốc tự tử ngày càng nhiều?
1
Article
null
Tại sao phụ nữ Trung Quốc tự tử ngày càng nhiều?
,

Ở Trung Quốc, cứ 4 phút lại có một người phụ nữ tự tử. Thống kê của WHO cho thấy, Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới có số phụ nữ tự vẫn nhiều hơn đàn ông.

Soạn: AM 811223 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tỷ lệ tự vẫn ở phụ nữ nông thôn cao gấp 3 lần ở thành thị.

Mỗi năm, có 1,5 triệu phụ nữ tìm cách tự kết liễu cuộc đời, và hơn 150.000 trong số này thành công trong ý định của mình. Tình trạng ở các vùng nông thôn còn tệ hại hơn thành thị, khi tỉ lệ tự vẫn cao gấp 3 lần.

Tuyết Dung, Chủ nhiệm Dự án Ngăn chặn nạn tự vẫn tại Trung tâm phát triển Văn hoá cho phụ nữ nông thôn Bắc Kinh cho biết, một trong các lý do giải thích cho hiện tượng trên chính là sự tràn lan của các loại thuốc độc ở các vùng nông thôn.

"Thuốc diệt sâu bọ rất dễ tìm", Tuyết Dung nói. "Một số phụ nữ tìm đến cái chết chỉ hoàn toàn vì bất đồng. Người chồng và người vợ có thể gây hấn với nhau. Khi tàn cuộc, người phụ nữ chỉ việc chộp lấy thuốc độc và uống".

Bi kịch từ hôn nhân không tình yêu

Bề ngoài, các vụ tử tự thường do bốc đồng song thực chất, đó là hậu quả của những áp lực đè nặng lên vai người phụ nữ nông thôn.

Một trong số đó là hôn nhân. Đây là lĩnh vực vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm truyền thống. Nhiều cuộc hôn nhân diễn ra do dàn xếp và hệt như những hợp đồng thương mại trong đó cha mẹ của chú rể "bỏ tiền mua cô dâu" để cô ta trở thành thành viên trong gia đình họ.

Theo Tuyết Dung, điều này đã dẫn tới tâm lý bức xúc cho các cô vợ trẻ khi họ phải rời bỏ gia đình và bạn bè để bước vào một môi trường hoàn toàn xa lạ.

"Họ phải đối phó với bố chồng, mẹ chồng, cô, dì, chú bác nhà chồng.... Người phụ nữ phải tìm cách giành được sự chấp nhận của tất cả mọi người. Một khi xảy ra xung đột, họ lại là những người yếu đuối nhất".

Một nét đặc biệt trong các cuộc hôn nhân dàn xếp là tình trạng mâu thuẫn dồn nén, dẫn tới đánh, cãi nhau do người chồng nghĩ rằng vợ mình không sẵn lòng chung sống. Tuyết Dung ước tính rằng 70-80% các vụ tự tử là hậu quả trực tiếp của những cuộc xung đột giữa vợ và chồng.

Tiết Lý Hoa, Biên tập viên tạp chí phụ nữ hàng đầu Trung Quốc cũng đồng ý rằng, các giá trị truyền thống hiện đang là một vấn đề.

"Nếu người phụ nữ sống cùng gia đình chồng và được đối xử tốt, hay nếu như cô ấy tìm được ai đó yêu và tôn trọng mình, cô ấy sẽ hạnh phuc. Nếu không, cuộc sống sẽ rất khó khăn. Có chuyện này là vì đàn ông thường nói câu: cưới vợ cũng như mua một con ngựa, mình có thể cưỡi vợ hay đánh vợ bất cứ khi nào thích".

Soạn: AM 811227 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tại các vùng nông thôn, con trai được coi trọng hơn con gái.

Đối với đa số phụ nữ, không dễ gì thoát khỏi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Ly hôn cũng đồng nghĩa với việc bỏ lại phía sau sự chu cấp tài chính của gia đình, và dấn thân vào một tương lai không xác định.

Theo Tuyết Dung, một số phụ nữ cố tìm tới cái chết coi đó là cách tìm kiếm sự đối xử tốt hơn từ người chồng. Các nghiên cứu khác cho thấy nhiều phụ nữ muốn dành được sự tôn trọng của người nhà bằng cách tự vẫn.

Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của vấn đề. Nhiều năm qua, luật hôn nhân đã coi hôn nhân dàn xếp và tình trạng mua cô dâu là bất hợp pháp. Tuy nhiên, rất khó thay đổi quan niệm truyền thống.

Sức ép về giới

Bên cạnh gánh nặng truyền thống, nhiều xu thế hiện đại dường như cũng tạo nhiều sức ép cho phụ nữ Trung Quốc. Tại các vùng nông thôn, nơi hệ thống an ninh xã hội khá yếu kém, người ta quý con trai hơn con gái và chỉ con trai mới ở lại làng để trông nom bố mẹ già. Khi con gái cưới chồng, họ phải đi theo gia đình chồng.

Cùng với tình trạng này là các chính sách kế hoạch hoá gia đình chặt chẽ. Kết quả là nhiều phụ nữ phải đi nạo phá thai nếu biết là con gái. Theo các con số chính thức, ở Trung Quốc, tỉ lệ con gái và con trai hiện là 100:117.

Đến năm 2020, số phụ nữ Trung Quốc có thể rút xuống chỉ còn 40 triệu. Với đà này, nhiều thanh niên sẽ không thể tìm được vợ. Và viễn cảnh trên làm cho bà Tiết Lý Hoa lo lắng.

"Phụ nữ sẽ phải đối mặt với một tương lai khủng khiếp hơn trong 20 năm tới. Nạn bắt cóc, buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng. Cùng với đó là nạn mại dâm, bạo lực tình dục, cưỡng hiếp đối với phụ nữ. Tôi cho rằng vấn đề này thực sự phải được giải quyết triệt để".

Sự giúp đỡ từ cộng đồng

Hiện tổ chức của Tuyết Dung đang cố gắng giảm số lượng các vụ tự sát bằng cách cử nhiều nhóm hỗ trợ tới giúp đỡ phụ nữ ở vùng nông thôn. Các nhóm này có thể lắng nghe họ chia sẻ tâm sự và cung cấp thông tin về sức khoẻ tâm thần.

Soạn: AM 811231 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Lên thành phố là một cách giúp phụ nữ nông thôn có được sự tự tin vào chính bản thân.

Mặc dù những nhóm này chỉ giới hạn trong một vài làng, song họ đã thành công. Tuyết Dung hy vọng sẽ mở rộng quy mô chương trình ra cả nước.

Ngoài ra, còn có nhiều chương trình khác cũng đem lại thành công, như dựng trường học ở ngoại ô Bắc Kinh để dạy phụ nữ trẻ ở nông thông kỹ năng tự xây dựng cuộc sống. Có nhiều khóa dạy hướng nghiệp về nấu nướng, làm tóc, máy tính cũng như các lớp đào tạo về luật hôn nhân, và nhận thức về giới.

Mỗi năm, các chương trình này thu hút sự tham gia của khoảng 600 phụ nữ. Kể từ khi khai trương năm 1998, đã có 4.000 học viên tham gia và tiếp tục làm các công việc thu ngân ở nhà hàng hay thư ký tại các nhà máy sau khi tốt nghiệp.

Lên thành phố - lối thoát cho phụ nữ nông thôn?

Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ cũng tham gia lực lượng lao động ở thành thị, một nhân tố giúp họ quyết định tương lai của mình.

Tại các khu vực sản xuất ở vùng bờ biển phía đông nam, có tới 70% trong số hàng triệu công nhân di trú là phụ nữ, đa phần ở độ tuổi 20. Dù nhiều người sau đó trở về nông thôn để kết hôn, xong kinh nghiệm thu thập được trong thời gian sống xa nhà có thể giúp họ thay đổi lối sống.

Soạn: AM 811235 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cuộc sống đô thị giúp người phụ nữ có quyền làm chủ bản thân mình và có sự nghiệp.

Tất nhiên, việc lên thành phố không phải không nguy hiểm. Nhiều phụ nữ trẻ đã bị ông chủ xâm hại tình dục và phải làm việc trong những điều kiện tồi tệ. Song họ vẫn có nhiều lợi thế.

Ở thành phố, những mối quan hệ được hình thành tránh xa tầm kiểm soát của cha mẹ và bà mối.

Phụ nữ trẻ được cơ hội chiêm ngưỡng một thế giới rộng lớn hơn nhiều so với các vùng nông thôn nơi họ sinh ra và lớn lên.

Quan trọng nhất, phụ nữ sống xa nhà sẽ có sự tự tin. Họ khám phá được giá trị của bản thân và tiềm năng của mình.

 

 

  • HT - (Theo BBC) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,