Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các bên đã đạt được nhiều thoả thuận quan trọng về giải trừ quân bị. Vậy, tại sao bây giờ lại khó khăn đến vậy, đặc biệt khi các cường quốc lớn không còn cảm thấy bị các nước khác đe doạ?
Ông Hans Blix. |
Ông Hans Blix được đánh giá vừa có công vừa có tội đối với hệ thống giám sát công nghệ hạt nhân quốc tế hiện nay. Trong khi vị trưởng đoàn thanh sát vũ khí hạt nhân LHQ này thừa nhận, các công cụ chống phổ biến hạt nhân - Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân NPT và cơ chế thanh sát quốc tế - đã thất bại trong các trường hợp CHDCND Triều Tiên và Libya, ông lại tỏ ra thận trọng đối với chương trình phòng thủ quân sự của Mỹ. T
hay vào đó, ông thúc giục thông qua hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện và hiệp định không sản xuất uranium và plutonium làm giàu vì mục đích chế tạo vũ khí. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế phải công nhận rằng, sự cắt giảm trong khoảng 27.000 vũ khí hạt nhân nằm rải rác tại các nước như Mỹ, Nga và Anh là cần thiết để phổ biến cái gọi là ''không phổ biến vũ khí hạt nhân'' trên toàn thế giới.
Dưới đây là bài viết của ông được đăng tải trên tờ
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các bên đã đạt được nhiều thoả thuận quan trọng về giải trừ quân bị. Vậy, tại sao bây giờ lại khó khăn đến vậy, đặc biệt khi các cường quốc lớn không còn cảm thấy bị các nước khác đe doạ?
Hầu hết các cuộc đàm phán trong những ngày này đều nói đến tình trạng phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt của các nước như Iran và CHDCND Triều Tiên hoặc các phần tử khủng bố. Các ngoại trưởng hết họp rồi lại họp để bày tỏ lo ngại Iran đã làm giàu được vài milligram chất uranium lên mức 4%.
Một số muốn trừng phạt ngay lập tức. Họ cho rằng, Iran tự vi phạm cam kết của mình đối với NPT khi thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân.
Có điều, khi các ngoại trưởng nói về Iran, dường như họ không hề nghĩ đến một thực tế rằng vẫn còn khoảng 27.000 vũ khí hạt nhân thực sự tại Mỹ, Nga và các nước khác, đặc biệt nhiều trong số đó đang đặt trong tình trạng báo động.
Hơn thế, các bộ trưởng dường như cũng không nhận ra rằng chính quyết tâm mà họ thể hiện đòi giảm nguy cơ hạt nhân lại bị yếu đi bởi sự thất bại của họ trong việc thực hiện nghiêm túc những cam kết trong khuôn khổ NPT nhằm giảm và tiến tới xoá bỏ các kho vũ khí của mình.
Sự trì trệ của hoạt động giải giáp vũ khí toàn cầu chỉ là một phần của bức tranh. Tại Mỹ, giới chức quân sự muốn những dạng vũ khí hạt nhân kiểu mới; tại Anh, chính phủ đang xem xét thay thế một thế hệ vũ khí hạt nhân mới, tất nhiên với mức chi phí khổng lồ. Vấn đề đặt ra là, họ phòng thủ chống lại ai?
Năm ngoái, hội nghị nguyên thủ các quốc gia của LHQ đã thất bại trong việc thông qua một bản sửa đổi về phương thức tiến tới sự giải giáp hơn nữa hoặc ngăn chặn tình trạng phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Gần một thập kỷ qua, công việc tại hội nghị giải giáp vũ khí ở Geneva lâm vào bế tắc. Và giờ là lúc lấy lại sinh lực.
Bất kỳ ai hiểu rõ các nhà hoạch định chính sách của Mỹ hoặc các nước khác đều cảm thấy thất vọng và lo ngại rằng, các công cụ toàn cầu chống phổ biến hạt nhân - NPT và cơ chế giám sát quốc tế - đã không đủ mạnh để ngăn chặn Iraq, CHDCND Triều Tiên, Libya và có thể cả Iran trên con đường tiến tới vũ khí hạt nhân.
Điều đó giải thích tại sao Mỹ phải dùng tiềm lực quân sự khổng lồ của mình để đe doạ hoặc làm phương tiện trực tiếp ngăn chặn tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, sau 3 năm phát động cuộc chiến tốn kém và bị chỉ trích nhiều tại Iraq để phá huỷ vũ khí vốn không tồn tại, giờ đây biện pháp quân sự đang bị nghi ngờ, và có khả năng người ta lại phải nghĩ lại về giải pháp hợp tác toàn cầu nhằm hạn chế và tiến tới xoá bỏ vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Giải pháp
LHQ cũng đã đưa ra bản báo cáo trong đó có 60 đề xuất cụ thể về những điều các nước cần làm để ''giải phóng mình'' khỏi vũ khí hạt nhân, sinh học và hoá học. Ngoài đề xuất các biện pháp ngăn chặn sự lan truyền của vũ khí huỷ diệt hàng loạt sang thêm nhiều nước, bản báo cáo còn đưa ra 2 biện pháp ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang hiện nay. Sự thành công của cả hai biện pháp đều phụ thuộc vào Mỹ.
Việc Mỹ phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí toàn diện có thể khuyến khích các nước khác thông qua và chấm dứt các cuộc thử nghiệm, khiến hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân thêm khó khăn.
Biện pháp thứ hai là cố gắng tiến tới một sự đồng thuận quốc tế xoá bỏ hoạt động làm giàu uranium và plutonium vì mục đích chế tạo vũ khí. Điều đó sẽ chặn các nguồn nguyên liệu chế tạo vũ khí và đặc biệt mang ý nghĩa quan trọng khi Mỹ và Ấn Độ ký thoả thuận cung cấp uranium.
Gần đây, Mỹ đã đệ trình dự thảo hiệp định cắt giảm hạt nhân nhưng không đề cập tới cơ chế thanh sát quốc tế. Liệu có phải những người soạn thảo hiệp định của Mỹ nghĩ, những thông tin tình báo của họ cho rằng, hoạt động thanh sát quốc tế chỉ là ''đồ bỏ''?
-
Trần Kiên (Theo YaleGlobe, IHT)